Ngọc Rắn Trong Nhân Gian

New Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
New Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Tỳ Hưu độc ngọc

Người ta thường nói về của loài rắn độc, ít ai nói tới . Đây là một câu chuyện có thực ở nước ta. Chúng ta hãy trở về Đèo Hải Vân thời tiền chiến, để nghe một người ở địa phương kể như sau:

 2ngocran12.jpg

Thời đó người ta đang xây con đường xe lửa Xuyên Đông Dương, gọi là Transindochinois. Thật ra là Xuyên Việt, vì nước mình rộng lớn và quan trọng, tiêu biểu cho cả hai nước Lào Miên.

Chặng đường thứ nhất: từ Hà Nội tới Vinh, chặng đường thứ hai: từ Vinh tới Huế, chặng thứ ba từ Huế vào Đà Nẵng. Chặng này công phu và khó khăn nhất, vì núi non hiểm trở.

Đà Nẵng ngày xưa mang tên Thạc Gián, tên làng xã chính của thị xã. Thạc Gián viết nhầm và đọc nhầm là Tu Gián, vì hai chữ Thạc và Tu viết gần như giống nhau.

Từ đó, qua sự vụng về và biên chép của các người biên chép và thông ngôn thời Pháp xâm chiếm nước Nam, mà địa danh viết nhầm là Tu Gián đã trở thành Tourane.

Còn địa danh Đà Nẵng thì bắt nguồn từ chữ Đà, một thổ âm có nghĩa là Sông, suối. Ví dụ: Đà Rằng ở Phú Yên, Đà Lạt ở cao nguyên. Suối của bộ lạc Lạt Tiếng Chiêm Thành là Ea (Da), cũng có nghĩa là sông là nước.

Ví dụ như Ea Trang (Nha Trang) là con sông tre, con sông trên bờ có mọc nhiều tre (Krưm), chữ Krưm đọc trại thành Trang.

Trở lại vùng Đà Nẵng, ta lấy quốc lộ 1, trèo đèo Hải Vân quan, đi xuống làng An Cư (Lăng Cô), đi ngang qua Truồi, lần tới Phú Bài, Thần Phù, Dạ Lê, Thanh Thủy, An Cựu, rồi tới Huế, đường dài 110 cây số, đúng 1 độ (degré) của Bắc Vĩ tuyến.

Đường này quanh co, lúc làm đường xe lửa, phải đục tới ba bốn cái hầm trong núi cao, trong đó có hai cái hầm dài và hiểm trở nhất là Hầm Sen và Hầm Chuối.

Thời tiền chiến, có một người cai phu lục lộ, trong lúc đi tuần dọc đường rầy, lúc sắp chui vào Hầm Sen thì chợt thấy lóa mắt bởi nhiều tia ánh sáng. Dụi mắt để nhìn lại lần nữa thì thấy ánh sáng này nhúc nhích và chuyển động.

Cai phu liền bật đèn pin rọi thì nhìn thấy luồng ánh sáng đó tỏa ra từ miệng con rắn dài ba thước, đương bò ngang qua đường rầy. Cai phu nhìn kỹ thì thấy con rắn ngậm một hòn ngọc sáng chói.

Thấy người và ánh đèn, con rắn liền bò nhanh chui vào Hầm Sen biến mất. Tình cờ một tiều phu già đi ngang qua đây, cai phu kể chuyện lại thì được tiều phu chỉ về cách thức lấy được ngọc rắn.

Tiều phu bảo phải bắt một con gà, cột nó vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ đó lên trên một thau nước và cột chặt gà, rổ và thau nước lại với nhau, làm thế nào thau không bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình đừng để cho rắn thần trông thấy.

Cai phu y theo, làm đúng như tiều phu chỉ bảo. Chờ ít lâu, cai phu trông thấy từ miệng hang bí mật, con rắn từ từ bò ra, đánh hơi nhìn tứ phía, rồi bò thẳng tới cái rổ mầu nhiệm, nhờ có con gà bên trên và thau nước phía dưới.

Con rắn ngóc cổ, vươn mình phóng tới, cắn mạnh vào cổ con gà, ngậm cứng cho gà ngộp thở, rồi chui vào cánh, quấn mình mấy ngoai, riết chặt thân gà cho đến nhừ tử.

Lúc bấy giờ, mặt trời đã ngả về tây, ánh vàng xuyên qua những đám mây xanh xám, treo lững lờ trên những ngọn cây bao trùm đèo Hải Vân hùng vĩ.

Trong cảnh trí thiên nhiên huyền ảo đó, cai phu chăm chú nhìn thấy con rắn, lúc sắp sửa nuốt trọng con gà, đã tự nhiên phun ra viên ngọc vào rổ, rồi viên ngọc đó lọt rổ, rơi xuống thau nước, óng ánh lung linh như có ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Cai phu lập tức vác gậy đuổi đập con rắn, khiến nó sợ hãi phải bò gấp vào Hầm Sen, chui vào hang biến mất. Và trong lúc hốt hoảng, rắn già đành bỏ lại viên ngọc quý.

Cai phu mừng rỡ như đã trúng số độc đắc, anh ta giải nghệ trở về làng với viên Ngọc Rắn. Viên ngọc này to bằng quả nhãn, màu thanh thiên, trong sáng tuyệt vời và phát quang trong đêm tối.

Nó lại còn có công hiệu chữa trị những người bị rắn độc cắn. Chỉ cần áp viên ngọc nơi chỗ rắn cắn là nó hút hết chất độc, hút hết máu đen cho tới khi nào thấy màu hồng chảy ra thì mới rút viên ngọc. Nhờ viên ngọc quý, cai phu đã cứu được không biết bao nhiêu mạng người.

Lại thêm chuyện ngọc rắn nữa như sau:

Đông Y Sĩ Hồng Kông – Công Dã Tràng là người đầu tiên đã khám phá tính chất kỳ diệu của Ngọc Rắn. Thuở ấy, y sĩ họ Công có nuôi một cặp rắn hổ. Một hôm thừa cơ rắn đực đi vắng, rắn cái gian dâm với con rắn đực ở gần đó.

Tình cờ Công Dã Tràng nhìn thấy, ông tức giận, bèn lấy cây rượt đánh con rắn lăng loàn. Rắn đực đi đâu nãy giờ, vừa bò về trông thấy gia sự đau xót như vậy, bèn ngỏ ý cảm tạ Công Dã Tràng, bằng cách nhả viên ngọc quý trong miệng ra, tặng ông ta và dặn như sau:

“Đại nhân hãy giữ kỹ viên ngọc này nó sẽ giúp ông cấp cứu thiên hạ, nếu chẳng may họ bị rắn độc cắn. Đại nhân cứ áp viên ngọc vào nơi thương tích, là nó sẽ hút hết chất độc. Ngọc này không phải rắn nào cũng có, phải có sự tu luyện lâu năm, ngọc mới kết tụ trong miệng. Vì thân hình rắn trơn tru, rắn chỉ biết dấu ngọc vào miệng mà thôi, như thế chẳng ai trông thấy cả. Nhưng mà có một điều bất tiện là: lúc ăn rắn phải nhả viên ngọc ra, ăn xong lại phải ngậm vào, giữ gìn cẩn thận như cái bùa hộ mệnh của rắn thần.”

Bây giờ ta phải đánh dấu hỏi: Tại sao Công Dã Tràng đã hiểu thấu ngôn ngữ của loài vật như con rắn? Thì đây là câu trả lời.

Theo Lê Quý Đôn viết trong Văn Đài Loại Ngữ, quyển 7, Thư Tịch Loại, gồm 107 điều nói về Kinh Sử Tử Tập, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến các đời Đường Tống Nguyên Minh Thanh, và căn cứ sách Luận Ngữ của Đức Khổng Tử, thì Công Dã Tràng hiểu tiếng chim, nhà nghèo, không có việc làm, không lấy gì để ăn.

Một hôm có con chim bay trên mái nhà, kêu rằng: “Cọp ăn thịt dê ở núi Nam Sơn, nên mau ra mà lấy về”. Công Dã Tràng nghe lời chim gọi, chạy ra núi Nam Sơn quả nhiên bắt được dê bị cọp ăn; còn thừa.

Khi người chủ mất dê đi tìm, theo vết tới nhà trông thấy sừng dê, cho là… Công Dã Tràng ăn trộm dê, bèn kiện lên quan. Vua nước Lỗ hạ lệnh đưa Công Dã Tràng giam vào ngục. Còn Khổng Tử thì một mực kêu oan cho Tràng mà cũng không được.

Ít lâu sau, chim sẻ lại kêu ở nhà ngục rằng: “Người nước Tề xâm lăng bờ cõi, nên mau ra đánh đuổi”. Tràng bảo người cai ngục tâu việc ấy lên vua quan. Vua không tin nhưng rồi cũng đâm lo, bèn sai người đi ra biên thùy thám thính thì quả thấy quân Tề ồ ạt kéo tới thật.

Vua bèn sai Công Dã Tràng đem quân đi đánh, đuổi được quân Tề. Vua bèn tha cho Công Dã Tràng và phong cho làm Đại Phu. Nhưng ông ta không nhận, vì ông ta nghĩ rằng: “Nhờ loài chim mà được tước lộc là một điều nhục”. Tiết tháo vậy thay!

Từ đó về sau, không ai học tiếng chim nữa. Nhưng ngày nay, có nhiều nhà khoa học lại bắt đầu học tiếng chim cá, thú vật, để hiểu biết thêm ngôn ngữ của loài vật.
Nguồn: Phong Thủy tổng hợp


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

Tỳ Hưu Độc Ngọc TH Độc Ngọc Tỳ Hưu Ngọc Phỉ Thúy TH Phỉ Thúy Tỳ Hưu Trang Sức TH Trang Sức Tỳ Hưu Tài Lộc Bột Đá TH Tài Lộc Tỳ Hưu Bắc Kinh TH Bắc Kinh
Thiềm Thừ Tân Cương Cóc Tân Cương Thiềm Thừ Tây Tạng Cóc Tây Tạng Thiềm Thừ Tài Lộc Cóc Tài Lộc Quả Cầu Đá Quý Cầu Đá Quý Cây Đá Tài Lộc Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Bình Luận Facebook

bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat