Kỳ Lân – Kỳ Lân tặng con tài trạng nguyên
Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà
Cũng giống như rồng, phượng hoàng, kỳ lân cũng có loài vật tồn tại trong trí tưởng tượng của dân gian. Tương truyền kỳ lân do các ngôi sao trên trời biến hóa thành. Loài kỳ lân thân giống con nai, chân ngựa, đuôi trâu, một sừng, đầu sừng có thịt. Nói cách khác, những bộ phận khác nhau trên cơ thể kỳ lân giống những loài động vật khác nhau, cũng là loài vật được tổng hợp mà thành. Có thuyết nói rằng kỳ lân là loài thú nhân từ, trong cuốn “Thuyết uyển” của Lưu Hướng đời Hán nói nó “có lòng nhân nghĩa, tiếng kêu có âm luật, đi có quy củ, chạy có quy luật, chọn đất rồi mới dẫm lên, đứng ngay ngắn rồi mới đứng lại, không sống theo đàn, không rong chơi, văn nhã đẹp đẽ, ôn hòa nhàn tản”. Tóm lại, có phong độ của một người quân tử nhân hậu, nhưng không thiếu sự thông minh, vừa không bị sa vào lưới, lại cũng không rơi vào cạm bẫy.
Đương nhiên loài thú nhân đức như vậy không thể tùy tiện xuất hiện. Theo cách nói trong sách cổ, nó chỉ xuất hiện khi người thống trị rất rất nhân từ. Vì không xuất hiện tùy tiện, nên người ta đã điêu khắc và vẽ tranh kỳ lân, để khiến nó được kiên cố hóa, thường xuyên hiện diện. Các triều đại cổ xưa có rất nhiều đồ đá hoặc đồ đồng được điêu khắc, đúc theo hình dáng kỳ lân. Pho tượng kỳ lân trở nên nổi tiếng. Trong quan phục đời Đường có một loại áo kỳ lân, thêu hình kỳ lân. Triều phục của võ quan nhất phẩm đời Thanh cũng được thêu kỳ lân, đủ thấy vị trí của kỳ lân cao thế nào.
Đương nhiên, kỳ lân còn có tác dụng là một điềm báo thần bí khác, có hai truyền thuyết liên quan tới Khổng Tử. Thời kỳ Khổng Tử, lễ nhạc bị phá hoại nghiêm trọng, xã hội bạo loạn bất ổn. Tương truyền kỳ lân xuất hiện tại cánh đồng nhưng bị người tàn sát, Khổng Tử đã than thở rằng kỳ lân “xuất hiện không hợp thời”, cuốn “Xuân Thu” do ông biên soạn lại vì đó mà tụyệt bút, nên “Xuân Thu” còn được gọi là “lân kinh,”lân sử”. Lại kể rằng trước khi Khổng Tử sinh ra, có kỳ lân nhả sách ngọc trong sân nhà ông, nói ông là dòng dõi vương hầu nhưng sinh không gặp thời chỉ có thể làm Tố vương (vị vua có đức nhưng không có ngai vàng), đó chính là điển tích “lân thổ ngọc thư” (lân nhả sách ngọc, xem trong “Thập di ký”). Từ đó mọi người thường ca ngợi con cái người khác là “kỳ lân nhi” hoặc gọi là “lân tử”, “lân nhi”.
Truyền thuyết về kỳ lân nhả sách ngọc khi Khổng Tử sinh ra chính là cơ sở để kỳ lân trở thành vật cát tường, tức là dùng “lân tử “ (con kỳ lân) để khen ngợi con cái người khác, lấy kỳ lân để ví với tài năng. Như Từ Lăng người nước Trần thời Nam Triều, đã từng có hòa thượng sờ lên đầu ông ta và nói rằng: “kỳ lân đá trên trời”. Thi nhân Đỗ Phủ cũng đã từng khen ngợi hai đứa con của người khác là “con của kỳ lân trời”. Thời Hán, Hán Vũ Đế đã xây dựng Kỳ Lân các (gác Kỳ Lân) ở cung Vị Ương, trên tường vẽ chân dung các công thần, hiển nhiên đã liên hệ giữa kỳ lân với những người tài giỏi. Sau đó, lại có truyền thuyết “thiên tiên tặng con”, vì kỳ lân có tượng trưng con cháu tài giỏi, nên đã được chuyển hóa thành loài thú linh để cầu con cái, từ đó hình thành nên tập tục kỳ lân tặng con.
Ngày trước, chủ để kỳ lân tặng con có thể xuất hiện trong các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, hoặc những lời chúc tụng, và cũng xuất hiện trong sinh hoạt đời thường, hình thức biểu hiện vô cùng rộng lớn. Dụng ý của nó là cầu khẩn, cầu chúc sớm sinh quý tử, con cháu tài đức. Chủ đề này xuất hiện từ khi cha mẹ của đứa trẻ kết hôn. Trong bài “Lân chi chỉ” (ngón chân kỳ lân) thuộc phần “Chu Nam” trong “Kinh Thi” có viết: “Lân chi chỉ”; Chân chân công tử, hu ta lân hê” (Ngón chân kỳ lân, con của Văn Vương thật nhân từ, chao ôi kỳ lân). Nghĩa là ca ngợi con cháu của Chu Văn Vương biết lễ hành thiện, sau này người ta dùng điển tích này để cầu chúc con cháu hiền đức. Xuất phát từ đó, trước đây thường dùng “lân chỉ trình tường” (ngón chân kỳ lân báo điềm lành) làm hoành phi trong ngày hôn lễ, đễ chúc sinh ra con cháu nhân hậu giỏi dang.
Chủ đề “kỳ lân tặng con” có thể thường xuyên thấy ở các bức tranh truyền thống và hình vẽ cát tường. Trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, còn có những màn kịch nói về “kỳ lân tặng con”. Vào ngày rằm, mỗi khi rước đèn rồng đến một nhà nào đó, nếu người trong nhà đó tặng thêm lễ vật, những người múa rồng sẽ múa vòng quanh người phụ nữ chưa mang thai, sau đó cuộn ngắn thân rồng lại, cho một đứa trẻ cưỡi lên trên, đi một vòng trước nhà chính, thể hiện ý nghĩa kỳ lân tặng con.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
TH Độc Ngọc | TH Phỉ Thúy | TH Trang Sức | TH Tài Lộc | TH Bắc Kinh |
Cóc Tân Cương | Cóc Tây Tạng | Cóc Tài Lộc | Cầu Đá Quý | Cây Tài Lộc |
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]