Trúc là một loài thực vật đặc biệt, cổ nhân có nói “không cứng không mềm, không phải cỏ cũng chẳng phải gỗ” (trong “ Trúc phả” của Tấn Đới Khải). Nhưng theo cách phân loại thực vật của khoa học hiện đại, trúc thuộc thực vật thân gỗ. Từ thời cổ xưa, hình tượng trúc đã đi vào thơ phú, ca từ, giai thoại liên quan tới trúc của các nhân sĩ tử trong lịch sử cũng nhiều vô kể. Đồng thời, trúc có liên hệ mật thiết với cuộc sống thường ngày của con người, trúc có thể dùng để xây nhà, làm hàng rào, bút viết, sản xuất giấy, làm dụng cụ trong gia đình, măng tre trúc có thể dùng làm thức ăn, vườn trúc dùng để thưởng ngoạn, bóng mát.
Xét từ góc độ vẻ đẹp tự nhiên, trúc có giá trị thẩm mỹ rất đặc biệt. Mảnh mai, thanh thoát, tinh tế, tao nhã, “gặp sương tuyết không tà lụi, trải bốn mùa luôn xanh tốt, không lộng lẫy kiều mị, nhã tục đều yêu thích” (Hoa kính). Do đó được người ta trồng phổ biến, dùng để chơi và thưởng thức. Trong quá trình tiếp cận mật thiết giữa người và vật này, tư duy kiểu Trung Hoa lại dần dần tạo cho trúc rất nhiều vẻ đẹp xã hội, ví nó với hiền nhân quân tử. Người xưa xuất phát từ tâm lý sùng đức mộ người hiền, đã gọi trúc là “quân tử”. Trong “Tấn thư” có viết về một danh sĩ rất yêu trúc: Vương Huy vô cùng yêu quý trúc, nghe nói nhà người khác có trúc đẹp, ông sẽ tới nhà người đó, đứng dưới cây trúc để ngắm và ngâm thơ, chủ nhà ra chào hỏi ông cũng không để ý. Ông chuyển nhà mới, lập tức phải trồng trúc, người khác hỏi tại sao gấp như vậy, ông nói “há có thể một ngày thiếu trúc”. Còn đại văn hào Tô Thức thời Tống lại nói: “Thà cơm không có thịt, không thể ở không trúc”.
Về đức hạnh quân tử và phong độ quân tử của trúc, người xưa đã khái quát thành bốn phương diện, thứ nhất trúc rất chắc chắn, thứ hai thân trúc rất thẳng, thứ ba trúc kiên cường, thứ tư ruột trúc trống rỗng. Đương nhiên sự chắc chắn, thẳng thắn, khí tiết kiên trinh, khiêm tốn này là đức hạnh mà quân tử cần có. Những phẩm chất tiết cao thượng này của trúc khiến người ta thích được gần gũi với người hiền, tu dưỡng bản thân để theo kịp người hiền, bởi vậy “người ta hay trồng trúc trước sân”.
Những phẩm chất quân tử này của trúc còn thể hiện trong tranh vẽ. Tranh cát tường dùng trúc làm đề tài đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhưng lại không xuất hiện trong hoạt động nghi lễ như một số biểu tượng may mắn khác, mà tồn tại phổ biến trong cuộc sống thường nhật, ví dụ đề tài “tuế hàn tam hữu”.
Do những phẩm chất tốt (đạo quân tử) phổ biến trong xã hội truyền thống Trung Hoa thường chỉ áp dụng chon nam giới, cũng vì phong thái tự nhiên của trúc rất phù hợp với phong độ của những nhân sĩ truyền thống, trúc còn kết nối với mai, chỉ vợ chồng. Như tranh cát tường “trúc mai song hỷ” (hình vẽ trúc, mai và hai con hỷ thước) dùng để chúc mừng hôn nhân. Câu đối hôn nhân cũng không thể thiếu sự phối hợp mai, trúc: “Sương nhiễm trúc diệp tàng thanh lũ, lộ trích mai hoa điểm đại mi” (sương gieo lá trúc ẩn lụa xanh, sương nhỏ hoa mai vẽ mày biếc).
Trúc có nhiều loại, trong cuốn “Trúc phả” của Đới Khải thời Tấn có liệt kê ra sáu mươi mốt loại trúc, tăng nhân Tán Ninh thời Tống trong cuốn “Duẩn phả” đã liệt kê ra tám mươi lăm loại, trong đó trúc đốm (còn gọi là trúc Tương phi), trúc từ (hay trúc hiếu, trúc tử mẫu) đều bao hàm những ý nghĩa văn hóa nhất định. Ngoài ra có thiên trúc, nam thiên, nam thiên trúc, thường lấy ý hài âm, dùng chữ “thiên” trong từ thiên trúc thay thế cho thiên địa, thể hiện ngụ ý cát tường, như hình vẽ thiên trúc và bí ngô hoặc thêm vào hoa trường xuân, thể hiện “thiên trường địa cửu”, “thiên địa trường xuân”, vẽ thiên trúc và linh chi thể hiện “thiên nhiên như ý”.
Trong tiếng Hán, trúc còn đồng âm với “chúc”, thể hiện ý chúc tụng. Tranh cát tường “hoa phong tam chúc” là hình vẽ trúc và hai loại hoa cỏ cát tường khác (hoặc hai con chim nhỏ).
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận