Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy - BlogPhongThuy.com

Phượng Hoàng – Vua của các loại chim, tượng trưng cho nữ giới

Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Phượng hoàng là loài chim may mắn trong truyền thuyết, là chúa tể tất cả các loài chim. Phượng hoàng và rồng đã cùng nhau tạo nên văn hóa , là một bộ phận rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Theo do lửa trong Ngũ hành sinh ra, về hình tượng của nó, có thuyết “lục tượng” (sáu giống): đầu giống trời, mặt giống mặt trời, lưng giống mặt trăng, cánh giống gió, chân giống đất, đuôi giống các hành tinh. Cách nói cụ thể hơn là: Phía trước giống chim hồng, phía sau giống kỳ lân, cổ rắn lưng rùa, thân cá vân rồng, hàm én đầu gà. Tóm lại, nó cũng giống như rồng và kỳ lân, là loại vật được tưởng tượng ra từ sự tổng hợp các đặc điểm của rất nhiều loài động vật khác nhau.

Phương hoàng là loài chim may mắn, vua của các loài chim, hình tượng, tập tính của nó cũng khá đặc biệt, đồng thời cũng được lý giải phù hợp với nhân nghĩa luân lý. Tương truyền những hóa văn lông vũ trên mình phượng hoàng đều có thể giải thích văn tự: đầu hình chữ đức, cánh hình chữ lễ, lưng hình chữ nghĩa, ngực hình chữ nhân, bụng hình chữ tín. Tập tính của phượng hoàng là ăn có tiết, uống có nghĩa, đi có văn, đến có tin mừng, rong chơi phải chọn vùng đất tốt, ngoài ra còn không mổ côn trùng sống, không làm gãy hoa cỏ, không sống thành bầy đàn, không bay linh tinh, không có lưới nào bắt được, chỉ đỗ trên cây ngô đồng, chỉ ăn hạt tre trúc, uống nước suối tiên, muôn loài chim phải nghe theo.

Phượng hoàng đứng đầu trong các loài chim, các loài chim đều phải thần phục nó, điều này giống như đạo lý vua – tôi trong nhân gian, nên trong bức tranh “Luân tự đồ” thời cổ đại thể hiện quan hệ luân thường đạo lý đã dùng phượng hoàng để so sánh với đạo quân thần. Trong lịch sử những việc có liên quan tới đế vương, hoàng thất thường được gắn với phượng hoàng. Cổ đại có xe phượng (phượng liễn), phù phượng, giấy phượng, xa giám phượng hoàng (phượng giá)…đều là những thứ mà hoàng gia hoặc thần tiên sử dụng, người khác không được đụng vào.

Trong quá trình phát triển của , long phượng dần dần được phân hóa, rồng thường dùng để chỉ nam giới, phượng thường dùng để chỉ nữ giới. Đương nhiên, nó vẫn được sử dụng cho hoàng thất, bề tôi không được tự ý sử dụng. Ví dụ , thời Hán quy định chỉ có thái hoàng thái hậu, hoàng thái hậu, hoàng hậu khi vào chùa hành lễ mới được đội; trang phục của quan lại đời Minh Thanh mang hoa văn các loài chim, nhưng không có phượng, vì ý nghĩa của nó cũng giống như rồng, chỉ có hoàng gia mới sử dụng. Nhưng trải qua các cuộc cách mạng, tiếm quyền đảo chính, trên thực tế quan lại và dân gian cũng sử dụng rất nhiều phượng hoàng. Ví dụ , ở thời Thanh, mẹ hoặc vợ của quan cửu phẩm trở lên đều dùng , khi người con gái trong dân gian xuất giá cũng có thể mượn mũ và quần áo của quan cửu phẩm, sau này áo choàng đã trở thành trang phục của người vợ chính thất, có điều chỉ được sử dụng trong các lễ nghi.

Trước đây những sự vật thể hiện hoặc được đưa thêm chữ phượng hoàng hoặc được đưa thêm chữ phượng hoàng vào trong tên gọi có rất nhiều như búi tóc phượng (phượng kế), hoặc là được tạo hình phượng hoàng hoặc mang trang sức hình phượng hoàng trên búi tóc. Nổi tiếng nhất vẫn là mũ phượng, được trang trí bằng hình dạng phượng hoàng lớn (chủ yếu là đầu phượng hoàng), được chế tác từ vàng bạc số lượng không giống nhau; ít thì có một cái đặt ở phía trước đỉnh mũ, nhiều thì ba, năm chiếc trang trí vài vị trí trên mũ. Mũ phượng và áo choàng vai là trang phục cho cô dâu trong hôn lễ truyền thống, thể hiện sự long trọng còn mang hàm nghĩa chúc mừng và may mắn.

Phượng hoàng còn liên quan tới một truyền thuyết về tình yêu thời cổ đại: Tương truyền xưa có chàng Tiêu Sử thổi tiêu rất hay, con gái của Tấn Mục Công yêu mến anh ta, cuối cùng đã được làm vợ anh ta, lại học được cách thổi tiêu có thể bắt chước tiếng hót của phượng hoàng, gọi phượng hoàng đến, sau này hai người cùng cưỡi phượng hoàng bay đi. Truyền thuyết này tăng thêm ý nghĩa cát tường của phượng hoàng. Vì vậy những câu đối trong hôn lễ thường dùng long phượng hoặc gọi phượng làm chủ đề.

Trong các tranh vẽ, hoa văn truyền thống, hình tượng phượng hoàng được sử dụng vô cùng rộng rãi. Những hình vẽ này có thể chia làm 2 loại: Loại thứ nhất là hình vẽ chỉ có phượng hoặc lấy phượng làm chủ thể. Trên đồ đồng có vẻ phượng tạo hình mộc mạc mạnh mẽ, có ý nghĩa trừ tà tránh ác. Chủ đề “ Đan phượng triều dương” (phượng đỏ chấu mặc trời) trong bức , cũng lấy phượng hoàng làm chủ thể.

Loại thứ hai là hình vẽ được tạo nên bằng cách phối hợp những vật cát tường khác ví dụ: rồng và phượng hoàng, phượng hoàng và kỳ lân…

Bài Hay Cùng Danh Mục


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

TH Độc Ngọc TH Phỉ Thúy TH Trang Sức TH Tài Lộc TH Bắc Kinh
Cóc Tân Cương Cóc Tây Tạng Cóc Tài Lộc Cầu Đá Quý Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

bình luận