Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy - BlogPhongThuy.com

Phong tục thú vị đón may mắn năm mới của các quốc gia trên thế giới

Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Không chỉ tại Việt Nam mới có nhiều cách đón may mắn trong những ngày đầu như đi hái lộc, tặng và nhận phong bao lì xì hoặc xin chữ đầu năm của các “ông đồ”. Còn trên thế giới, các quốc gia khác đã làm những gì để đón may mắn cho ?

Trong không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Ất Mùi (2015), chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các quốc gia trên thế giới có những phong tục gì để đón may mắn đến với gia đình của họ trong ngày đầu năm mới.

Anh

Người Anh cũng có phong tục xông nhà và tin rằng người đầu tiên đến nhà mình sẽ mang điềm báo trong cả năm.

Do đó, người xông nhà thường là nam, bước vào nhà từ cửa chính, tặng vài món quà truyền thống cho gia như như bánh mì để trong bếp, đồ uống cho chủ nhà, than để đốt lò, bằng không anh ta sẽ không được vào nhà.

Để đem đến điều may cho gia chủ, vị khách đầu tiên này phải vào nhà bằng cửa trước và ra về bằng cửa sau. Những người đến chơi nhà tay không hoặc những vị khách không được mời tới sẽ không được phép “xông đất”.

Người Anh cũng cho rằng tất cả những gì vị khách mang đến trong năm mới đều sẽ mang lại may mắn cho họ cả năm.

Phong tục của người Anh giống tục lệ kiêng quét nhà của nhiều nước Đông Á đón tết theo lịch mặt trăng (Âm lịch) như Trung Quốc, Việt Nam, Nepal…Người Anh cũng quan niệm rằng nếu quét nhà trong ngày đầu năm có thể năm đó cả gia đình sẽ mất hết may mắn.

Mỹ

Tại Mỹ người ta tin rằng trao nhau những nụ hôn trong thời khắc giao thừa sẽ mang lại điềm lành và xua đuổi mọi ma quỷ. Tại châu Mỹ nói chung, ôm hôn là hành động luôn làm cho năm mới trở nên tốt đẹp hơn.

Theo cách truyền thống nụ hôn ngọt ngào giữa đôi tình nhân, vợ chồng sẽ là minh chứng cho tình yêu chân thành, giúp mọi người quên đi những ký ức không tốt trong quá khứ.

Hàn Quốc

Ngày đầu năm mới theo lịch âm của người Hàn Quốc được gọi là Sol-na. Đây là dịp để các gia đình đi thăm hỏi lẫn nhau, thắt chặt các mối quan hệ và chuẩn bị cho năm mới.

Vào đêm giao thừa, họ sẽ để những chiếc cào, dần và xẻng bằng rơm ở cửa hoặc treo lên tường để bảo vệ gia đình khỏi những tai ương trong năm mới.

Sáng ngày mồng một, các thành viên đều mặc quần áo mới – tượng trưng cho một khởi đầu mới mẻ và tập hợp ở nhà của thành viên nam lớn tuổi nhất của dòng họ.

Họ sẽ tổ chức một nghi lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau đó con cái, cháu chắt đều quỳ lạy bố mẹ, ông bà trong gia đình để tỏ lòng hiếu thuận, chúc ông bà, bố mẹ sức khỏe và may mắn trong năm mới.

Nhật Bản

Năm mới là một dịp quan trọng cho các gia đình ở Nhật Bản. Các cửa hàng, nhà máy và văn phòng đều đóng cửa. Người Nhật trang hoàng nhà cửa của họ thật đẹp để đón các vị thần may mắn ghé thăm.

Một phong tục truyền thống mà người dân xứ sở hoa anh đào không thể bỏ qua là Kadomatsu, tức là việc trang trí nhà cửa với thông, biểu tượng của sự trường thọ, tre, biểu tượng của sự thịnh vượng và hoa mận, biểu tượng của sự cao quý.

Người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa những ngày cuối năm và cố gắng trả hết các nợ nần của năm cũ. Trước khi đồng hồ điểm 12 giờ, họ rung 108 quả chuông để loại trừ 108 điều xấu.

Bồ Đào Nha

Cũng giống phong tục của Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, khi chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, người Bồ Đào Nha hái và ăn 12 quả nho nằm cùng trên một chùm nho. Mười hai quả nho này tượng trưng cho 12 tháng may mắn trong năm mới.

Ở miền Nam Bồ Đào Nha, trẻ em còn đi từ nhà này sang nhà khác và hát vang những bài hát bất hủ để đón mừng năm mới. Các em sẽ được các gia đình tặng kẹo và đồng xu.

Hà Lan

Tại đất nước của những cối xay gió, người nông dân Hà Lan có truyền thống đổ nước và cacbua (carbide) vào những bình sữa đã cũ, đóng nắp thật chặt và sau đó dùng đèn khò đốt nóng phần đáy cho đến khi áp lực mạnh đẩy bật chiếc nắp và tạo nên tiếng nổ lớn như những khẩu thần công.

Buổi sáng năm mới, họ sẽ bắt đầu với hoạt động trầm mình xuống nước và bạn sẽ thấy hàng ngàn người (đa phần là đã ngà ngà say vì cuộc vui đêm giao thừa) ào xuống biển lạnh.

Đan Mạch

Tại quê hương của nhà văn Andersen và câu chuyện cô bé bán diêm, những người Đan Mạch giữ những chiếc đĩa ăn cũ và để dành đến cuối năm và trong những ngày nghỉ đầu năm, họ mang đến trước cửa nhà bạn bè, hàng xóm để đập vỡ chúng.

Do đó, càng có nhiều bát đĩa vỡ trước cửa càng chứng tỏ bạn có nhiều người bạn tốt và sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Điều này tượng trưng cho tình bạn và tình xóm giềng, người ta tin rằng nhà nào càng có nhiều đĩa vỡ ngổn ngang trước cửa thì chứng tỏ họ có rất nhiều bạn. Ngoài ra, khi đồng hồ điểm đúng 12h đêm họ sẽ đứng trên ghế và nhảy xuống để chào đón năm mới.

Đức

Chỉ được xem là sẽ mang lại điềm lành ở đây. Họ đổ chì nung chảy vào nước lạnh và hình dáng khi bị đông cứng lại sẽ nói lên tương lai.

Hình trái tim biểu tượng cho tình yêu hay đám cưới, hình tròn có nghĩa là may mắn, hình mỏ neo có nghĩa là bạn cần giúp đỡ và nếu là hình chữ thập hay cây thánh giá thì ai đó có thể gặp chuyện buồn.

Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nhỏ mỗi khắc đồng hồ trong năm mới. Họ tin rằng điều đó sẽ mang đến may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.

Pakistan

Năm mới của người Pakistan được bắt đầu vào tháng 3 và theo truyền thống, nó tượng trưng cho sự hồi sinh của thiên nhiên sau một mùa đông dài.

Người Pakistan có nhiều phong tục trong năm mới mà một trong số đó là đốt những đống củi lớn. Việc làm này tượng trưng cho việc tống tiễn hết những gì còn xui xẻo trong năm cũ để bước sang một năm mới với nhiều may mắn.

Na Uy

Người Na Uy có tục lệ làm bánh gạo đón năm mới và giấu một hạt hạnh nhân vào bên trong một trong những chiếc bánh này. Ai chọn được chiếc bánh có nhân hạt hạnh nhân này sẽ được coi là người gặp nhiều may mắn nhất trong dịp năm mới.

Hy Hạp

Người ta gọi ngày đầu năm mới tại đất nước này là ngày của thánh Basil, người đã khai sinh ra những nhà thờ của người Hy Lạp, bởi đây cũng là dịp kỉ niệm ngày mất của ông. Họ nướng những chiếc bánh mì hay bánh bông lan đặc biệt, bên trong đặt 1 đồng xu.

Quy trình phục vụ món bánh cũng rất đốc đáo. Họ dâng lát đầu tiên cho Chúa, miếng thứ hai cho người đứng đầu gia đình và miếng thứ ba dành cho ngôi nhà. Nếu miếng thứ ba có đồng xu bên trong, mùa xuân năm nay sẽ đến sớm.

Còn nếu bất cứ ai nhận được miếng bánh mì trong có đồng xu, họ sẽ được thêm may mắn cho năm sau.

Áo

Lợn sữa là hình ảnh tượng trưng cho may mắn trong năm mới đối với người dân Áo. Do đó vào mỗi dịp tết đến, xuân về, họ sẽ ăn món lợn sữa quay.

Sau khi thưởng thức xong món ăn truyền thống này, họ thường lựa chọn món tráng miệng là các loại kem bạc hà xanh có hình cỏ bốn lá – cũng là một biểu tượng của sự tốt lành.

Babylon

Vào mỗi dịp năm mới, người dân của vùng Lưỡng Hà lại tổ chức một lễ hội mùa xuân có tên là Akitu. Lễ hội này là dịp họ chào đón những cơn mưa đầu của mùa xuân – một biểu tượng cho sự hồi sinh, tươi mới của thiên nhiên cũng như của con người.

Trong lễ hội này, câu chuyện về sự khai sáng vũ trụ của các đáng tối cao sẽ được đọc to lên để nhắc nhở người dân nhớ về nguồn gốc của vũ trụ, vốn được coi là hình thành từ cuộc chiến tranh giữa Marduck – Vị thần cai quản thiên đường và Tiamut – Nữ thần của sự hỗn loạn nguyên thủy.

Wales

Tại xứ Wales, khi tiếng chuông nửa đêm đầu tiên rung lên, cửa sau của nhà sẽ được mở và đóng lại ngay tức khắc. Điều này biểu tượng cho việc tiễn đưa năm cũ đồng thời xóa hết mọi điều không may mà nó đã mang đến.

Sau đó khi đồng hồ điểm đúng 12 tiếng, báo hiệu thời khắc chuyển giao đã tới, họ sẽ mở cửa trước với hy vọng những điều may mắn sẽ theo cánh cửa này tới các thành viên trong gia đình với tất cả những ước nguyện cho 365 ngày tới may mắn, thịnh vượng.

Bengal

Người dân Bengal tổ chức đón mừng năm mới vào ngày 13 hoặc 14 tháng Tư, ngày đầu tiên của tháng Baisakh. Họ dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật đẹp để chuẩn bị cho năm mới. Họ thường dùng bột mỳ để rắc thành các hình hoa văn trên mặt đất ở trước nhà.

Giữa các hình vẽ này, họ thường đặt các bình bằng đất, được trang trí bằng một chữ thập màu đỏ và trắng – một biểu tượng mang tính tôn giáo và được đổ đầy nước thánh và thần sa.

Ngoài ra, bên trong chiếc bình này họ cũng để một cành cây xoài có 5 nhánh nhỏ còn đủ lá. Chiếc bình này là biểu tượng cho sự may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Ireland

Những phụ nữ Ireland độc thân có cách cầu nguyện rất riêng và đáng yêu đó là đặt những lá tầm gửi dưới gối với hy vọng sẽ có một tấm chồng tốt trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của Ireland, cách này cũng thường được sử dụng để gạt bỏ những điều không may mắn.

Mexico

Người Mexico lại có truyền thống khá thú vị vào năm mới đó là để đảm bảo cho một năm hạnh phúc và may mắn họ sẽ mặc quần lót nhiều màu sắc vào đêm giao thừa. Những ai tìm kiếm vận may sẽ mặc đồ lót màu vàng và nếu đang muốn sớm có nửa kia của trái tim sẽ thử màu đỏ.

Myanmar

Năm mới của người Myanmar được dựa theo hệ thống cung hoàng đạo cố định, nên bắt đầu vào khoảng 16/4. Để đón chào năm mới, người dân Myanma sẽ tổ chức một lễ hội kéo dài 3 ngày có tên gọi là Maha Thingyan. Trong lễ hội Maha Thingyan người ta sẽ cầu nguyện, ăn chay và vui chơi.

Một số hoạt động khác cũng được tiến hành như dọn dẹp, lau dọn sạch sẽ nhà cửa, đền chùa, té nước vào nhau. Mục đích của việc làm này là để chào đón những cơn mưa lớn sắp tới đem lại mùa màng bội thu cho người dân.

Trung Quốc

Người Trung Quốc đón tết cổ truyền theo lịch âm, dựa vào chu kỳ của mặt trăng giống như Việt Nam. Để đón may mắn trong năm mới, họ sơn mới các cánh cửa trước bằng màu đỏ – màu của may mắn và hạnh phúc.

Họ cũng không quên cất hết các loại dao trong nhà để không ai bị dao cắt vào tay và sẽ tránh bị xui xẻo trong năm mới.

Ecuador

Người Ecuador tổ chức năm mới bằng cách quên đi những gì kém may mắn và những lời phàn nàn trong năm cũ.

Họ dựng nên những viejos – hình nộm lấy cảm hứng từ những nhân vật đời thường như các chính trị gia và cả hình mẫu trong phim ảnh như Batman và sau đó đốt chúng giữa đường.

Trong khi đó, những người đàn ông sẽ đóng vai các viudas – góa phụ của những nhân vật hình nộp, ăn mặc lôi thôi và nhảy múa trên đường để xin tiền nhằm làm lễ tang cho các “ông chồng” kia. Một trong những truyền thống khá kỳ quặc.

Brazil

Người Brazil tin rằng đậu lăng tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, vì thế ngày đầu năm mới họ làm những món đậu như súp và dùng chung với cơm hay bánh mì. Các thầy cúng mặc bộ đồ xanh và trắng để làm lễ cầu may mắn với thần nước.

Những hoa đăng đặt bên trên là nến, vòng hoa được đưa ra bãi biển Rio de Janeiro và để con sóng cuốn ra ngoài khơi xa với hy vọng năm mới sẽ mang đến sức khỏe, an khang và hạnh phúc cho họ.

Sicily

Theo truyền thống, người dân ở Sicily, Italia tin rằng những điều may mắn sẽ đến với những người ăn món lasagna – bánh bột xắt lát trong ngày đầu tiên của năm mới, và ngược lại, điều tai ương sẽ tới với họ nếu họ ăn mỳ ống hoặc bất kỳ loại mỳ nào khác.

Peru

Phong tục năm mới của người Peru cũng giống tương tự như người Tây Ban Nha, đó là đều ăn nho để đón điều may trong năm mới. Tuy nhiên nếu như người Tây Ban Nha chỉ ăn 12 quả nho thì người Peru ăn 13 quả vì theo họ như thế mới bảo đảm chắc chắn sẽ gặp những chuyện tốt lành.

Hungary

Người Hungary sẽ đốt những hình bù nhìn rơm – vốn tượng trưng cho những điều xui xẻo vào đêm giao thừa để tống tiễn những điều không may của năm cũ và chào đón năm mới tốt lành. Trước khi đốt, họ thường rước bù nhìn rơm đi quanh làng.

Chile

Tại nhiều vùng ở đất nước Nam Mỹ Chile như thành phố Talca, ngoài việc đi tảo mộ, họ còn ngồi luôn tại nghĩa trang và chờ năm mới đến bên cạnh thi hài của người thân.

Bolivia

Tại Bolivia cũng có nét giống truyền thống tại Mexico khi mọi người mặc màu vàng để cầu may mắn và điểm khác biệt là họ chờ đến đúng ngay thời điểm chuyển giao giữa hai năm để thay đồ. Điều này cũng giúp họ tin rằng mình sẽ thay đổi được vận mệnh xấu.

Australia

Australia có lẽ là quốc gia mà mọi người ít ở nhà nhất trong đêm giao thừa. Sau khi đón năm mới tại các trung tâm thành phố hay bãi biển, họ bắt đầu mở tiệc ăn mừng với heo sữa. Cùng với kem bạc hà cho món tráng miệng, người Australia tin là năm mới sẽ thành công với họ.

Philippines

Người Philippines tin rằng tất cả những cái gì hình tròn sẽ mang lại may mắn cho năm mới do đó họ ăn nho, tặng nhau đồng xu, mặc váy có đốm tròn. Họ cũng tung đồng xu trong thờ khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới để cầu tiền tài và thịnh vượng.

Ai Cập

Năm mới ở Ai Cập là ngày nghỉ và tràn ngập không khí lễ hội. Mặc dù đã biết năm mới là khi nào họ vẫn làm theo tục lệ là chờ đến khi nhìn thấy mảnh trăng bán nguyệt đầu tiên và lời tuyên bố của chính quyền ban hành.

Trên đỉnh ngọn đồi ở Cairo là nơi thánh đường hồi giáo Muhammad Ali tọa lạc sẽ là nơi lan tỏa thông điệp về năm mới đã đến do vị Grand Mufti – giáo sĩ đứng đầu tuyên bố.

Một người đàn ông đã chờ sẵn bên ngoài thánh đường và gửi lời đến toàn thể mọi người với câu “Kol Sana We Enta Tayeb!”.

Nam Phi

Tại Nam Phi họ rung chuông nhà thờ vào thời khắc giao thừa và bắt những phát đại bác hoặc súng trường lên trời.

Những ai ở tỉnh Cape, ngày đầu tiên và thứ 2 của năm mới bạn sẽ tưởng như mình đang tham gia vào lễ hội đường phố khi mọi người mặc những bộ quần áo đầy màu sắc và nhảy múa ngay trên đường phố cùng điệu trống rộn rã.

Nguồn: Phong  Thủy Tổng Hợp


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

TH Độc Ngọc TH Phỉ Thúy TH Trang Sức TH Tài Lộc TH Bắc Kinh
Cóc Tân Cương Cóc Tây Tạng Cóc Tài Lộc Cầu Đá Quý Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

bình luận