Người xưa có câu: “Trồng cây ngô đồng, dẫn phượng hoàng tới”, đã liên hệ ngô đồng với phượng hoàng, chỉ ra giá trị phi thường của cây ngô đồng. Sự thực đúng như vậy, từ xưa ngô đồng đã là một biểu tượng may mắn của người Trung Hoa.
Ngô đồng chỉ là một loại của họ cây trẩu, họ cây trẩu ngoài ngô đồng ra, còn có trẩu hoa trắng, trẩu hoa tím, trẩu dầu…Nhưng cây trẩu cổ mà người ta nhắc tới, đều được gọi là ngô đồng. Có rất nhiều điển cổ, công dụng được gắn liền với cây ngô đồng. Giá trị thực dụng của trẩu rất nhiều, trong đó chứa đựng ý nghĩa văn hóa nhiều nhất là dùng để chế tạo đàn, trong cuốn “Luận hành” của Vương Sung đời Hán đã chỉ ra “Viêm Đế Thần Nông gọt trẩu làm đàn”. Có sách cổ chỉ ra rằng cây trẩu thích hợp để làm đàn, như “trẩu trắng cho âm thanh hài hòa”, “ngô đồng mọc trên đỉnh núi đá, lấy những cành mọc về phía đông nam làm đàn, cho âm thanh thanh nhã” (trong “Phong tục thông”), “ngô đồng mọc giữa núi đá, rất thích hợp làm nhạc khí” (trong “Tề dân yêu thuật”). Trong “Hậu Hán thu” còn ghi lại câu chuyện Thái Bá Ung làm đàn tiêu vĩ.
Cây ngô đồng chiếm một vị trí quan trọng trong quan niệm truyền thống của người dân Trung Hoa. Người ta coi nó là “cây thần”, có phẩm chất khác thường, nó sẽ xuất hiện cùng với vị vua anh minh nhân từ. Sự linh thiêng của cây ngô đồng còn ở chỗ nhận biết ngày tháng, “Hoa kính” viết: “Loại cây này có thể nhận biết ngày tháng, sau thanh minh nó nở hoa, năm nào ngô đồng không nở hoa, năm đó chắc chắn có đại hàn. Lập thu là lúc nào, đến lúc đó lá của nó sẽ rơi nên mới có câu “một lá ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang”. “Hoa kính” viết” Ngô đồng “mỗi cành mười hai lá, mỗi bên sáu lá, đếm từ dưới lên một lá là một tháng, có tháng nhuận thì mười ba lá. Nhìn chiếc lá nhỏ, sẽ biết được nhuận tháng nào”. Có nghĩa là vào năm có tháng nhuận ngô đồng sẽ mọc thêm một chiếc lá nhỏ, thật là hết sức thần kỳ!
Một đặc tính khác của ngô đồng là có thể dụ phượng hoàng tới. Trong Kinh Thi có nói: “Phượng hoàng hót, ở trên gò cao. Ngô đồng sinh ra, ở chỗ hướng về ánh sáng”. Trịnh Huyền giải thích: “Đặc tính của phượng hoàng không phải cây ngô đồng không đậu”. Thiệu Bác thời Tống trong “Văn kiến lục” cũng nói: “Ngô đồng trăm loài chim không dám đậu, trừ phượng hoàng”. Phượng hoàng là loài chim thần, là vua của muôn loài chim, cây ngô đồng có thể dụ phượng hoàng tới đậu, cũng chứng tỏ được sự thần kỳ của nó.
Từ khả năng có thể dụ phượng hoàng tới đậu, người đời sau đã gán cho cây ngô đồng rất nhiều ý nghĩa cát tường, như sung túc, an khang…Trong hôn nhân, nếu điều kiện nhà trai tốt mà muốn tìm vợ đẹp hiền; một vùng, một đơn vị nào đó dùng chính sách ưu đãi để mời gọi nhân tài; doanh nghiệp dùng điều kiện đặc biệt để thu hút đầu tư, đều gọi là “trồng cây ngô đồng, dẫn phượng hoàng tới”.
Chữ “đồng” trong từ ngô đồng còn đồng âm với chữ “đồng” (cùng), vì vậy cũng thể hiện ngụ ý cát tường. Như tranh cát tường “đồng hỷ”, vẽ hình cây ngô đồng và chim hỷ thước (chim khách).
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận