Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy - BlogPhongThuy.com

Ngày xuân tìm hiểu về phong thủy

Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

” , một loại hình tín ngưỡng ở Hồng Kông cổ đại. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem họa, phúc cho người ở hoặc cho linh hồn người chết. Có người khác lại quan niệm rằng: “, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc phần đất mộ nơi chôn cất người chết. Thời xa xưa, người Trung Hoa đã căn cứ vào đó để đoán chuyện lành dữ, tốt xấu của đời sống con người và vạn vật.

Mới đây, trường Đại học Đông Nam Hồng Kông vừa xuất bản quyển sách “Nguồn gốc Phong Thủy”, giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa cuốn sách đã viết: “Nội dung chính của phong thủy là một loại học vấn mà người ta dùng để xử lý và chọn lựa hoàn cảnh ăn ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm… lăng mộ thì gọi là âm trạch.

Phong thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu trên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý; hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước.., nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người.

Học Viện Dân tộc Trung Nguyên – Hồng Kông cũng có xuất bản cuốn “Tìm hiểu sự lành dữ trong Phong thuỷ nhà ở” tác giả trong “Lời nói đầu” viết rằng: “Trong vốn kiến thức lâu đời của Hồng Kông, có một môn học gọi là Kham Dự, thông thường gọi là Phong thuỷ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả, thì cái gọi là Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là “khoa học và mối quan hệ giữa từ trường trái đất và con người”. Về nội dung, môn Phong thuỷ gồm hai phần, phần một là xem xét hình thái của núi, phần hai là xem xét phương và lý khí.

Còn một tác giả Hồng Kông khác trong tạp chí “Tri thức Văn Sử” số ra tháng 3 năm 1988 đã viết: “Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất. Theo tập tục truyền thống của Trung quốc, mỗi khi xây cất đều phải xem địa hình có được Phong thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ .

Học giả Rosk Kowski – giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học New Zealand là một chuyên gia về nghiên cứu Phong thuỷ, ông có tác phẩm “Mối quan hệ Phong thuỷ giữa Văn hóa, thiên nhiên Triều Tiên” .

Những năm gần đây, ông xoay qua nghiên cứu về Phong thuỷ Hồng Kông, trong bài đăng trên tạp chí “Nghiên cứu lịch sử khoa học tư nhiên” tháng năm 1989, ông viết : “Phong thủy là một hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc.

Phong thuỷ là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục địa lý của người Hồng Kông cổ đại, không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng là mê tín hay khoa học…

Phong thuỷ Hồng Kông được xây dựng trên ba cơ sở: (1) Địa điểm này có lẽ cho xây nhà hoặc xây phần mộ so với các địa điểm khác. (2) Địa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc Phong thuỷ thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn. (3) Một khi đã có một địa điểm như thế, thì tổ tiên và con cháu sống hoặc mai táng ở địa điểm ấy sẽ được hưởng một sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại”.

Ngày nay, người nghiên cứu về Phong thuỷ, ở Trung quốc cũng như ở các nước, rất ít. Các tài liệu đã dẫn ở trên có thể đại diện cho các quan điểm chủ yếu về Phong thủy ở Hồng Kông và các nước. Trong thực tiễn có 3 trường phái về Phong thuỷ, người thì cho là mê tín, người thì bảo đó là học vấn, người thì nói đó là hệ thống đánh giá cảnh quan…

Tuy vậy, nếu đứng trên phương diện khoa học ta có thể thấy rằng : Phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, đã được một dân tộc lưu truyền rộng rãi hàng ngàn năm nay, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn.

Phong thủy có thể chia làm hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chết. Lí luận về Phong thuỷ các trường phái hình thế và trường phái lí khí. Phái hình thế nặng về hình thế sông núi mà luận về lành dữ. Phái lí khí lại nặng về âm dương, bát quái đế luận lành dữ.

Hạt nhân của Phong thuỷ là “sinh khí”. Khái niệm của nó vô cùng phức tạp, đề cập đến long mạch, minh đường, huyệt vị, dòng chảy, phương hướng . Trong phong thuỷ có rất nhiều điều kiêng cữ rất cẩn thận với thời gian, phương hướng, địa điểm. Học thuyết về âm trạch mang đậm màu sắc mê tín, đầu độc dân chúng rất nặng. Lý luận về nương trạch và thực tiễn, có tính hợp lý hơn, có thể biến sự mê tín thành thần kỳ. Việc nghiên cứu Phong thuỷ ở giai đoạn đầu, cần phải đi sâu thêm.

Phong thuỷ mà người ta thường gọi trên thực tế bao gồm hai ý. Có khi chỉ địa hình tốt, phong cảnh tốt.
Khi đi chơi trên sông, người ta thường khen : “Phong thuỷ đẹp”. Có khi, Phong thuỷ là để chỉ thuật phong thuỷ, tức là lý luận và thực tiễn Phong thuỷ.

Phong thuỷ khác với thuật Phong thuỷ. Phong thuỷ tồn tại khách quan. Thuật Phong thuỷ là hoạt động chủ quan của con người tác động vào nó. Bản thể của Phong thủy là thiên nhiên, bản thể của thuật Phong thuỷ là con người. Vì thói quen, mọi người thường nhầm lẫn giữa Phong thuỷ với thuật Phong thuỷ. Có điều chú ý xem người ta khi bàn về Phong thuỷ là nói khách quan hay chủ quan, để hiểu người ta nói theo nghĩa nào

Phong thuỷ là một thuật ngữ đã được xác định. Quách Phác đời nhà Tấn là người đầu tiên giải thích về quy luật Phong thủy: “Táng (cải táng – chôn) là đón sinh khí. Khi gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dưỡng, vì vậy gọi là Phong thuỷ. “Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế nào là phong, thế nào là thuỷ?” Quách Phác lại không nói rõ …

Theo kiến thức khoa học thì phong (gió) là hiện tượng không khí chuyển động. Thuỷ là dòng nước. Khí, tức là nơi địa khí (khí đất) . Sinh khí tức là địa khí có sinh cư (sức sống). Đón sinh khí là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư. Phong thuỷ là môn thuật số đón nhận sinh khí của trời đất.

Phạm Nghi Tân, người đời nhà thanh, có chú giải tác phẩm “Táng kinh” của Quách Phác như sau: “Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dưỡng mà không có gió, do vậy hai chữ Phong thuỷ là quan trọng nhất trong môn Địa học, mà trong đó đất mà có nước là tốt nhất, Đất mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn . Như vậy là, nói vấn đề then chốt của xem đất là vì có nước mà tụ khí nếu không có nước, hễ gió thổi là khí tan đi. Chỉ cần có nước, khí sẽ tụ lại. Đất mà có nước là tốt nhất …

Các thầy Phong thuỷ xưa nay bao giờ cũng bắt đầu tìm long mạch, long mạch là khí của đất khí do nước dẫn mà đến, khí do nước cản mà bị ngăn lại, khí tụ lại, không có gió làm tan ra. Có sinh khí, người chôn ở đó sẽ có phúc ấm cho con cháu mai sau.

Ngày xưa, dân gian quan niệm Âm – Dương xem con người và môi trường là một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được chút ít về Phong thuỷ thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện đời sống của mình.

Bởi lẽ môn Phong thuỷ tìm kiếm và tạo ra một môi trường sống, hài hoà, người sinh sống có được sức khoỏe dồi dào. Nó sắp xếp, bố trí, trang hoàng nhà cửa hài hòa giữa con người với thiên nhiên để có được đời sống tốt hơn.

Nguồn: Tổng Hợp


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

TH Độc Ngọc TH Phỉ Thúy TH Trang Sức TH Tài Lộc TH Bắc Kinh
Cóc Tân Cương Cóc Tây Tạng Cóc Tài Lộc Cầu Đá Quý Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

bình luận