Ngải cứu hay ngải, là một loài thực vật phổ thông. “Bản thảo cương mục” điều tả về hình dạng, tính chất của nó: “loài cỏ này sống nhiều năm trên núi, tháng hai nảy mầm mọc thành khóm. Thân mọc thẳng, màu trắng cao bốn năm thước. Lá phát triển tứ phía, hình dạng giống như cây ngải. Bắt đầu khô khi sương giá”. Nhưng loài thực vật phổ thông này còn mang theo ý nghĩa văn hóa khá đậm nét.
Trước tiên, ngải cứu thường được được dùng để xem bói thay cho cỏ thi. Cỏ thi trước đây được gọi là cỏ thần, đa thọ, đứng đầu trong các loài cỏ, thời cổ thường đùng để bốc phệ (xem bói). Nhưng không dễ tìm được cỏ thi, nên thường thay thế bằng cỏ ngải. Cuốn “Nhĩ Nhã” gọi ngải là “ băng đài”, người xưa dùng ngải nhung (bột giã từ lá ngải) đặt vào điểm tụ tiêu của miếng băng đá để lấy lửa. Đến thời đại gần đây, vẫn còn có người dùng ngải nhưng để lấy lửa, tức dùng con dao đánh lửa bằng sắt quẹt vào nhau để tóe ra hoa lửa, đốt cháy ngải nhung, dùng để châm thuốc, hoặc đốt thành lưu huỳnh để tạo lửa. Ngoài ra, người xưa còn thường dùng ngải nhung để châm đèn.
Công dụng lớn nhất của ngải cứu là châm cứu. Y học cổ đại có nhiều ghi chép về công dụng của ngải cứu, những câu chuyện thần kỳ liên quan đến cũng rất nhiều. Những ghi chép này có tính chân thực nhất định, đều nói về tác dụng độc đáo của ngải cứu trong châm cứu.
Trung Hoa xưa có tập tục dùng lá ngải đuổi tà trong ngày tết Đoan Ngọ, hoặc làm thành hình nộm ngải cắm trên cửa, hoặc làm thành ngải hổ cài trên tóc. Cơ sỏ “trừ độc” trong những chuyện dân gian này, xuất phát từ giá trị làm thuốc của ngải cứu. Hiện nay nghành dược học cho chúng ta biết, ngải cứu có tính ôn, vị đắng lá có tác dụng điều trị đau bụng kinh, thổ huyết, xua giá lạnh. Còn có thể chế thành tinh dầu lá ngải, có tác dụng trị ho, chữa viêm và tiêu viêm, trị hen suyễn. Một số nơi dùng lá ngải thành túi thơm, đeo bên mình. Hiển nhiên ngải cứu có giá trị chữa bệnh nhất định.
Trong xã hội hiện nay ngải cứu vẫn mang những ngụ ý tốt đẹp may mắn. Một trong các con đường tạo ra biểu tượng may mắn truyền thống là lấy nghĩa từ hiện tượng đồng âm, trong tiếng Hán “ngải” đồng âm với “ái” (yêu). Hiện nay việc thiết kế các sẳm phẩm thủ công mỹ nghệ thường lấy đó làm đề tài, lợi dụng hiện tượng đồng âm của “ngải” và “ái” để liên kết chúng lại, làm thành những túi thơm hình trái tim có chữa lá ngải, dùng làm quà tặng và biểu đạt tình yêu của thanh niên nam nữ.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận