Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy - BlogPhongThuy.com

Năm Quý Tỵ nói chuyện Rắn

Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà

Rắn là con giáp thứ 6 trong 12 con giáp, nếu tính theo Âm lịch. ( Âm lịch là cách tính ngày tháng theo sự vận chuyển của mặt trăng). Trong Âm Lịch, có hai chu kỳ là .

Trong tiểu chu kỳ có 12 con giáp mà đứng đầu là năm Tý hay năm chuột tiếp, theo là Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn).

Trong một đại chu kỳ, có 60 năm. Như vậy 60 năm nữa, chúng ta lại có một khác. Vậy nếu ai sinh vào năm Tỵ hay những em bé nào mà sinh ra trong năm nay thì ta gọi những người đó là họ cầm tinh con rắn.

TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ BIỂU TƯỢNG NGÀNH Y

Biểu tượng ngành y tế là hình con rắn quấn quanh một chiếc gậy. Nó bắt nguồn từ hình ảnh bức tượng người và rắn ở Hy Lạp. Tượng này nhằm tôn vinh Thủy tổ của nghề y là Esculape.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, thì Esculape là con trai của Thần Apolon. Nhờ học được nghề thuốc ở một kỳ nhân (tức con nhân mã) , Esculape không những trị bệnh cứu người, mà còn có khả năng làm cho người chết sống lại.

Điều này khiến cho Thần Zus, là Thần của các vị Thần, nổi giận sai Thiên Lôi “ra búa” giết chết Esculape…

Thời đó, con rắn cũng đã góp nhiều công sức trong việc chống lại bệnh dịch. Nên khi người đời sau dựng tượng tưởng nhớ công đức của vị Thần y Esculape, thì con rắn được để cho quấn quanh cây gậy nguyệt quế của Ông.

Cũng theo truyền thuyết, vào năm 290 trước Công Nguyên, ở La Mã có đại dịch, con người đã dâng rượu cúng Thần Esculape cầu mong tai qua, nạn khỏi.

Do vậy, sau này người ta vẽ thêm 1 cái ly bên cạnh chiếc gậy và con rắn đẻ làm biểu tượng cho nghề y.

Ngày nay, biểu tượng của ngành y mà chúng ta thấy trên những tấm cạc visit (name card) của những người làm công tác y tế hoặc liên quan đến y tế là con rắn quấn quanh chiếc gậy.

Người “không thích” gậy thì rắn quấn quanh ly. Cũng có người giải thích kiểu như tục ngữ : “Rắn quấn gậy là y, rắn quấn ly là dược”!

RẮN TRONG VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM

Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân.

Một hôm ông này muốn thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp. Câu ấy như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi
Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).

Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Nghiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn), để đối lại như sau:

Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết
Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ nhìn trời mà than!

Cũng trong Văn học sử của ta, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã sáng tác một bài thơ thất ngôn bát cú trong một trường hợp khá ly kỳ như sau: Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu (rắn đầu) và biếng học.

Cha Phương quở trách, ông phải làm một bài thơ “Rắn Đầu” để tạ tội, với điều kiện mỗi câu trong bài bát cú phải có một tên rắn. Phương vâng lời và đọc ngay như một thần đồng:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:

Liu điu vẫn giống nhà
Biếng học, chẳng ai tha
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học.
Mang danh tiếng thế gia.

Xin lưu ý: Nước Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử.

Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà, tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ Trương.

Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ “Hữu” là có, và “Vô” là không.

Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v…), học thuộc lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử, mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.

Nguồn:Phong Thủy tổng hợp


Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !

TH Độc Ngọc TH Phỉ Thúy TH Trang Sức TH Tài Lộc TH Bắc Kinh
Cóc Tân Cương Cóc Tây Tạng Cóc Tài Lộc Cầu Đá Quý Cây Tài Lộc

Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]

+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]

Bình Luận Facebook

bình luận