Hươu cũng gần giống như voi, có hình thể tương đối đặc biệt, tứ chi nhỏ dài, hươu đực còn có sừng. Hươu có giá trị sử dụng rất cao: da có thể may áo trải giường, lông có thể làm ngòi bút, nhung hươu là nguyên liệu là thuốc đặc biệt quý. Trong thời cổ đại, những sản phẩm làm từ da hươu như áo da hươu, mũ da hươu, khăn dội đầu bằng da hươu đều là những đồ dùng của ẩn sĩ, điều này có lẽ vì ẩn sĩ và hươu cùng ở chốn núi rừng hoang dã. Nhung hươu sở dĩ trở thành một biểu tượng may mắn, có lẽ vì liên quan đến quân thần bách tính trong nhân gian.
Trước tiên, hươu tượng trưng cho địa vị của đế vương, các điển tích “ trục lộc Trung Nguyên” (đuổi hươu ở Trung Nguyên, ý nói nước Tần để mất ngôi đế vương cả thiên hạ liền tranh giành), “ lộc tử thùy thủ” (hươu chết về tay ai) hai câu thành ngữ này đều ví hươu với địa vị đế vương. Cùng với đó, hươu cũng được đưa vào phạm trù chính trị thần học, trở thành tiêu chí cát tường của chính trị xã hội. Trong cuốn “ Vĩ thư” có nói, khi bậc thống trị tài giỏi, hiếu thuận, đối xử tốt với bách tính, chính trị có nền nếp, hươu (đặc biệt là hươu trắng) sẽ xuất hiện. Ngoài ra trong cuốn “Hậu Hán thư” còn ghi lại điềm có hươu trắng đi theo, chủ nhân sau này được thăng quan.
Hươu là động vật phổ biến, trong “ Kinh thi” nhiều lần nhắc đến hươu. Hươu có một tên gọi đặt biệt là “ ban long” (rồng đốm), đủ thấy sự yêu mến của mọi người dành cho nó. Cổ nhân đã phát hiện thấy hươu có tính nhút nhát, nên dùng “ lộc kinh” (hươu sợ) để ví von với trạng thái hoảng hốt sợ hải. Ngoài ra hươu “ ăn cùng ăn, đi cùng đi, ở thì cùng chĩa sừng ra ngoài để phòng vệ” (Hoa kính) có tập tính sống tập trung. Người ta phát triển tập tính này thành các mối quan hệ giữa người với người, dùng hình tượng hươu để ví với những điều tốt đẹp, ví “ tiếng hươu kêu” (lộc minh) ví với âm nhạc trong yến tiệc đãi khách, từ đó đã xuất hiện cách gọi “ lộc minh yến” để chỉ bữa tiệc sang trọng.
Hươu là loài thú tiên sống trường thọ, những cuốn sách viết về thần tiên đã ghi chép lại rất nhiều về điều này, nói hươu có thể sống một nghìn năm, năm trăm năm hóa thành hươu trắng, năm trăm năm biến thành hươu đen. Vì hươu là loài động vật trường thọ, con người ăn thịt nó cũng sẽ được trường thọ, trong cuốn “ Thuật dị ký” có viết “ huyền lộc vi phủ, thực chi thọ nhị thiên tuế” (nghĩa là hươu đen làm thịt khô, ăn vào sẽ sống được hai nghìn năm). Đồng thời, người ta còn coi hươu là hình tượng của trường thọ, trong nhiều trường hợp để dùng làm chủ đề để chúc thọ, cầu thọ. Trong bức tranh chúc thọ truyền thống, hươu thường đi kèm với thọ tinh chúc phúc trường thọ. Trong những câu đối chúc thọ càng không thể thiếu hươu.
Hươu trong tiếng hán là “ lộc” có nhiều từ đồng âm nên ý nghĩa cát tường của nó càng được mở rộng. Trước tiên âm lộc (hươu) giống với âm “lộc” trong tài lộc bổng lộc, trong các hình vẽ cát tường thường xuyên dùng hươu để tượng trưng cho lộc. Thứ hai “ lộc” trong tiếng Hán có âm đọc gần giống “lộ” (nghĩa là đường) nên có thể vẽ hai con hươu để biểu thị “lộ lộ thuận lợi” (mọi con đường đều thuận lợi). Tiếp theo âm “lộc” gần như “lục” (số 6) nên hươu và hạc đi cùng tượng trưng cho “ lục hợp đồng xuân” (nghĩa là khắp nơi đều là mùa xuân) hoặc “ lộc hạc đồng xuân” dùng để chúc mừng năm mới, chúc phúc tuổi thanh xuân bất tận.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận