Chim hồng hay chim nhạn, giống như chim én, cũng là một loài chim di cư. Trước đây, hồng và nhạn vốn khác nhau, nhưng người xưa thường không phân biệt, hoặc dùng cả hai chữ, hoặc lấy một thay cho cả hai. Trong thời đại của “Kinh Thi” và “Chu Lễ”, hồng nhạn thường xuyên được gọi cùng nhau.
Nhạn là loài chim rất nổi tiếng, hàng năm cứ mỗi khi đếm mùa nó lại bay về phương nam, đến mùa xuân năm sau lại quay về phương bắc. Đặc tính này của chim nhạn được người xưa đưa vào văn hóa sinh hoạt, chủ yếu thể hiện trong hai mặt.
Thứ nhất, dùng chim nhạn để chỉ thư tín, có “nhạn bạch”, “nhạn thư”, nhạn túc”… Theo ghi chép, thời Hán Vũ Đế, Tô Vũ đi sứ Hung Nô dù bị giam cầm vẫn giữ được lòng trung thành bất khuất, ông đã trốn đến Bắc Hải chăn dê. Sau này ông đã buộc một mảnh thư vào chân con nhạn, báo với Hán thất về hoàn cảnh của mình, cuối cùng đã trở lại được cố quốc. Từ đó, người dời sau đã mượn hình tượng con chim nhạn đi về đều đặn để chỉ thư tín, đồng thời, phong bì thư, giấy viết thư cũng được vẽ hình chim nhạn. Giấy viết thư dùng chim nhạn à hai chữ “Diên niên” để trang trí, gọi là “phi hồng diên niên”.
Thứ hai, thời cổ lấy nhạn làm lễ vật gặp mặt. Trước đây trong “lục lễ” cưới xin, bắt buộc phải có chim nhạn trong đó, gọi là “điện nhạn” (tức nhạn cúng). Trong “Lễ nghĩa – Sĩ hôn lễ” giải thích rằng “Dùng nhạn làm lễ vật, do nó thuận ân dương mà tới”. Có nghĩa là, chim nhạn bay tới phương nam và quay về phương bắc có quy luật nhất định, mang ngụ ý hôn nhân của nam nữ không bị lỗi hẹn; đồng thời khi chim nhạn bay hay đậu đều thành hàng lối điều này thể hiện được trật tự trước sau hôn nhân.
Đặt tính tự nhiên bay thành hàng, đậu có trật tự của chim nhạn, cổ ngữ gọi là “nhạn tự”, “nhạn hành”, “nhạn trận”, “hồng tự”…Đặc tính tự nhiên này khi được đưa vào trong văn hóa, một để ví với trật tự của quan lại, mặt khác lại dùng để so sánh với thứ tự trước sau của anh hem trong nhà. Sau này đã dùng chim nhạn để chỉ anh em.
Chim nhạn đi về đúng thời gian, bay đậu có trật tự, phù hợp với một số nguyên tắc văn hóa luân lý truyền thống, nên cũng mang hàm nghĩa văn hóa phong phú, nó cũng đã trở thành một biểu tượng may mắn. Ngoài ra, chữ “hồng”còn có nghĩa là “lớn lao”, các từ có chữ hồng như “hồng văn”, “hồng nghiệp”, “hồng ân”, “hồng đồ”,…đều mang ý nghĩa này. Điều này tăng thêm một phần ý nghĩa tích cực cho chim nhạn. Ngoài ra, trong khoa thi tiến sĩ thời Đường, người đỗ tiến sĩ sẽ được để danh lên tháp nhạn, nên người đời sau cũng dùng “nhạn tháp để danh” làm lời chúc may mắn.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận