Chim khách hay còn gọi là hỷ thước, thời cổ từng được gọi là thần nữ. Tục truyền chim khách là loài chim báo tin vui. Thời Tiên Tần, người ta cho rằng chim khách có khả năng dự đoán thần kỳ, “Kinh Dịch” nói “thước giả dương điều, tiên vật nhi động, tiên sự nhi ứng” (chim khách là loài chim dương, động trước khi các vật khác động, dự báo trước khi sự vật xảy ra), tức chim khách cảm nhận được sự việc trước khi nó xảy ra. Chim khách không thích tối tăm ẩm ướt, chỉ kêu khi trời lạnh ráo, nên được coi là dương điểu (chim mặt trời), cũng gọi là “càn thước”. Ngoài ra, chim khách có thể nhận biết phương vị của sao Thái Tuế, lối vào tổ của nó luôn hướng về phía sao Thái Tuế. Chim khách còn nhận biết được gió, nếu như năm nào đó nhiều gió, nó sẽ làm tổ cho cành cây tương đối thấp để tránh gió.
Sau này, khả năng dự báo đặc biệt của chim khách được phát triển thêm một bước, dần dần chuyển sang chuyên môn hóa, tập trung ở hai phương diện. Thứ nhất, chim khách dự báo được có khách tới, như trong cuốn “Tây kinh tạp kỹ” dẫn lời của Lục Giả: “Chim càn thước kêu thì người đi xa sẽ về, nhện tụ tập sẽ có nhiều tin vui”. Thứ hai, đó là dự báo tin mừng, Vương Nhân Dụ trong “Thiên bảo di sự – Linh thước báo hỉ” có viết: “Mọi người trong nhà, nghe thấy tiếng chim khách kêu, biết sắp có chuyện vui, trước gọi là linh thước báo hỉ”. Trong Tống Thư cũng có ghi: Khi Từ Tiên bái kiến Tư Không, có hai con chim khách kêu trên mái hiên điện Thái Cực. Ngoài ra, trong truyền thuyết dân gian, còn có câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên cầu Thước vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch. Người đời sau gọi việc kết nối nhân duyên nam nữ là “bắc cầu thước”. Hiện nay, chim khách mang ý nghĩa loài chim cát tường, chủ yếu thể hiện ở hai phương diện báo hỉ và kết nối nhân duyên.
Trong quan niệm truyền thống của người Hoa, “hỷ” biểu hiện trên nhiều phương diện. Bài thơ “Tứ hỷ” lưu truyền khá rộng đã nêu lên bốn chuyện vui lớn của đời người: “Cửu hạn phùng cam vũ; Tha hương ngộ cố trĩ; Động phòng hoa chúc dạ; Kim bảng đề danh thi (nghĩa là: Hạn lâu gặp mưa ngọt; Xa quê gặp cố nhân; Đêm động phòng hoa chúc; Được ghi danh bảng vàng). Ngoài ra, có được tiền tài người nhà đoàn viên, bạn bè họ hàng đến thăm đều là chuyện vui. Phạm vi quan hệ giao tế trong xã hội truyền thống tuy nhỏ hẹp nhưng thuần nhất, tình cảm sâu đậm, gần gũi, bạn bè thân thích đến thăm cũng là chuyện vui lớn. Chim khách hót báo có khách tới nhà, đương nhiên cũng được coi là báo hỷ.
Chim khách – :”hỷ điểu” đã để lại nhiều dấu ấn rõ nét trong truyền thống văn hóa Trung Hoa, dáng điệu đầy hoan hỉ, tiếng hót thánh thót du dương của chim khách xuất hiện ở rất nhiều nơi. Những câu đối xuân, câu đối tân hôn, thường lấy hình tượng chim khách để hình dung về không khí hân hoan vui vẻ, như câu đối xuân sau: “Hồng mai thổ nhụy nghênh xuân tiết; Hỷ thước đăng chi xướng phong niên” (Tức: hoa mai nhả nhụy đón xuân đến, chim khách chuyển cành hót bội thu).
Tranh cát tường có rất nhiều bức sử dụng hình tượng chim khách, như các điều tài “hỷ tương phùng”, “hỷ thượng my tiêu”, “hoan thiên hỉ địa”…
Các địa phương cũng có có nhiều câu cửa miệng nói về phương diện này, như người Hà Nam có câu: “chim khách kêu, người thân tới”. Hay như người Sơn Đông có câu “hỉ thước kêu, báo tin vui, không phải tài lộc tới thì người thân đến”.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận