Hổ – chúa tể muông thú, diệt trừ tà ma
Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà
Hổ là một mãnh thú trong rừng núi, từ trước tới nay được gọi là “chúa tể muông thú”, “chúa sơn lâm”. Mọi người ngưỡng mộ sự uy mãnh, mạnh mẽ của hổ, nên thường dùng hình tượng hổ để tượng trưng, so sánh với người và sự vật. Từ trước tới nay, những ngôn từ kiểu này rất nhiều, và thường mang ý nghĩa tích cực, như hổ tướng, hổ tự, hổ bộ, hổ thị, hổ cứ, hổ gầm ra gió…
Là vật cát tường, mọi người cũng muốn mượn sự dũng mãnh mạnh mẽ của hổ để trừ tà trấn ám, bảo vệ bình yên, và từ đó hình thành nên rất nhiều tập tục. Theo truyền thuyết hổ có thể nuốt chửng ma quỷ, nên sau khi hai anh em Thần Đồ và Úc Lũy bắt được quỷ đã cây lau trói lại mang cho hổ ăn. Từ đó, người đời sau thường dùng các hình nhân bằng gỗ đào, treo lên cây bằng cây lau, vẽ hổ trên cửa trừ tà trấn quỷ. Tập tục đội ông hổ bằng lá ngải để trừ tà trong ngày tết Đoan Ngọ đã có lịch sử mấy nghìn năm. Hình nhân hổ được bện từ cây ngải, hoặc dùng giấy lụa cắt thành hình con hổ, sau đó dán lá ngải lên. Tết Đoan Ngọ còn có tập tục dùng hung hoàng viết chữ “vương” lên trán trẻ nhỏ, dụng ý là mượn hổ trừ tà. Ở vùng Trung Nguyên, hình tượng của hổ thường thấy trong sinh hoạt thường ngày và các hoạt động nghi lễ. Tại khu vực Quan Trung của Thiềm Tây, trong số của hồi môn của các cô gái mang theo khi về nhà chồng, nhất định phải có một đôi hổ bằng bột thật to, còn có tập tục cho cô dâu đeo hổ bằng bột. Ngoài ra còn có giày đầu hổ, mũ đầu hổ, gối đầu hổ…Vì hổ có hoa văn sặc sỡ, đường vân trên trán rất giống chữ “vương”, cho nên hình tượng của hổ trong dân gian cũng thường trang trí thêm chữ vương lên trên trán, thường gọi là “hổ đầu vương”. Hổ cũng là loài thú trấn giữ phần mộ, phía trước các ngôi mộ cổ thường có khắc hổ đá.
Ngoài việc trừ tà trấn ác, ngoài ra hổ còn giúp ích cho phụ nữ mang thai, con cháu thăng quan. Điểu này không có cách nào kiểm chứng, nên chỉ coi đây là truyền thuyết. Ngoài ra ngày trước còn có truyền thuyết “ hổ mai mối”, kể về câu chuyện tình yêu rất đẹp cũng đã tăng thêm mấy phần ý nghĩa cát tường cho hổ. Theo ghi chép trong tiểu thuyết thời Đường: Năm Càn Nguyên thời Đường, Lại bộ thượng thư Trương Cảo đã hứa gả con gái Đức Dung cho con trai của Bùi Miện là Việt Khách, hẹn sang năm sẽ thành hôn, không ngờ thượng thư bị giáng chức, hoài nghi con rể sang năm chưa chắc đã đến, tới hôm rước dâu, được tin Việt Khách đang trên đường đến, nhưng khó đến kịp, đột nhiên có một con mãnh hổ đến cướp cô gái đi mất, đưa cô gái đi thẳng đến chỗ của Việt Khách, hai người đã thành hôn. Sau này nhân dân các tỉnh khu vực Thiểm Tây, Quý Châu thường xây miếu Hổ mai (mai mối hổ) để kỉ niệm sự việc này, chúc cho các đôi tình nhân được toại nguyện.
Bài Hay Cùng Danh Mục
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
TH Độc Ngọc | TH Phỉ Thúy | TH Trang Sức | TH Tài Lộc | TH Bắc Kinh |
Cóc Tân Cương | Cóc Tây Tạng | Cóc Tài Lộc | Cầu Đá Quý | Cây Tài Lộc |
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]