Phước Đức Chính Thần (Thổ Địa Công )
Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà
Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở. Danh xưng chính thức của Ngài là “Phước Đức Chính Thần” . Trong dân gian còn xưng là “Hậu Thổ”, “Xã Thần”, “Xã Công”, “Bá Công”, “Thổ Địa” hoặc “Phúc Thần” . Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là “Phước Đức Chính Thần”.
*Đất nước chúng ta (TQ) từ xưa lấy nông nghiệp làm gốc, cho nên trăm họ đều coi trọng đất đai, vì có đất mới có thể sản xuất ra ngũ cốc để ăn mà sống. Vì thế, đối với đất đai có sự biết ơn rất lớn, từ đó, sinh ra tâm lý sùng bái và sáng tạo ra một vị thần đất để thờ phụng. Thổ Địa Công hiện hữu là như vậy.
*Đời nhà Châu, cứ 25 nhà thì gọi là một xã. Mà đã lập ra xã, thì hàm nghĩa là đã có “đất”. Thế nên sau khi lập thành xã, thờ vị thần đất gọi là “Thổ Địa Công”. Mỗi xã lập ra một cái “đàn” để cúng Thổ Địa, cầu cho trúng mùa no ấm.
*Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ là vị chưởng quản hết tất cả đất đai chung cả nước, vậy Thổ Địa Công là vị coi sóc vùng đất nhỏ của địa phương nào đó. Phàm người lúc sống mà có công đức với vùng đất nào đó, thì khi chết được phong làm Thần Thổ Địa. Sở dĩ Thổ Địa được tôn xưng là “Phước Đức Chính Thần” là vì lúc xưa, các tụ lạc gọi là “Xã” và gọi thần Thổ Địa là “Xã Công”.
Lúc mới bắt đầu thờ thì còn rất là trừu tượng, về sau mới nhân cách hóa bằng hình ảnh hai vợ chồng, gọi là Xã Công và Xã Mẫu, cũng gọi là “Thổ Địa Công” và “Thổ Địa Bà”. Đó là vị thần tượng trưng cho đạo nghĩa của đất nước. Vì thế, Thổ Địa là vị thần đứng đầu trong hàng các thần được thờ cúng.
*Ngày xưa, việc cúng tế trời đất chỉ dành riêng cho vua chúa mới được cúng , gọi là “Xuân Thu nhị tế” (cúng vào hai mùa Xuân Thu). Do đó, dân gian mới tạo ra hình tượng Thổ Địa Công để nói lên sự biết ơn đối với đất đai trồng trọt mà khỏi phạm vào luật cấm của vua quan.
Đất nước ta (TQ) theo nông nghiệp là chính, nên trước khi vào vụ trồng cấy, cúng vái Thổ Địa phù hộ cho trúng mùa, đến lúc thu hoạch thì cúng Thổ Địa để tạ ơn được mùa. Lần đầu cúng gọi là “Xuân kỳ”, lần sau cúng gọi là “Thu báo”.
-Ngày xưa, lễ “Thu báo” thường là vào ngày rằm tháng tám, tức là lúc đã thu hoạch xong mùa vụ, vừa cúng tạ ơn trúng mùa, vừa cầu xin phước lộc với Ngài “Thổ Địa Công”. Có lẽ đây là nguồn gốc của Tết Trung Thu ngày nay vậy.
*Việc sùng bái Thổ Địa phát triển mạnh vào thời Minh Thái Tổ. Theo “Lang Nha Mạn Sao” nói rằng, Minh Thái Tổ sinh ra đời trong một cái Miếu Thổ Địa, cho nên thời nhà Minh, số lượng Miếu Thổ Địa tăng rất nhiều, không nơi nào là chẳng có.
*Việc tạo ra hình tượng Thổ Địa Công cũng nói lên được những nét đặc thù về chức trách của Ngài. Đó là một ông già râu tóc bạc trắng, tay cầm gậy tượng trưng cho sự gìn giữ đất, một tay cầm khối vàng hoặc ngọc như ý, là nói đây là Thần Tài của vùng đất. Nếu nơi nào có được những người đỗ đạt trạng nguyên, tiến sĩ (ngày nay là hương trưởng, huyện trưởng) thì Thổ Địa nơi đây có thêm chiếc “mão quan”.
*Trong dân gian, ngoài việc thờ Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng, hễ “có đất là có tiền”, do đó, Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm “thần thủ hộ”.
Truyền thuyết nói rằng,Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái. Về sau mới phát triển dần đến việc mỗi nhà đều có thờ “Ngũ Thần” trong đó có Thổ Địa Công.
Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng hai và mười sáu. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công, từ đó hình thành tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) (tức là ngày mùng 2 và ngày 16) (*Ngày nay trở thành cúng cô hồn chiến sĩ-ND)
*Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế “thái sư”, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm “khối vàng”, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm “phúc” (bụng) và “phúc” (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng “bụng to” để nói lên sự “được phúc lớn”.
*Truyền thuyết về Thổ Địa Công rất nhiều :
* Phước Đức Chính Thần họ Trương tên Phước Đức, sanh vào ngày mùng hai tháng hai đời Chu Vũ Vương năm thứ hai. Từ nhỏ, tỏ ra thông minh và rất hiếu thảo. Đến năm 36 tuổi, làm quan thâu thuế của triều đình. Ông rất liêm chính, thương xót bá tánh khổ sở, nên đã tâu xin giảm nhiều hạng mục thuế vụ, dân chúng rất sùng kính.
Đến năm thứ ba đời Chu Mục Vương thì từ trần, thọ một trăm lẻ hai tuổi. Chết đã ba ngày mà mặt không đổi sắc, có một nhà nghèo kia đem bốn tảng đá lớn xây thành ngôi nhà bằng đá để thờ phụng ông. Chẳng bao lâu sau, nhà nghèo kia trở nên giàu có, mọi người đều tin là do thần ân hộ trì, nên chung lại mà xây thành Miếu Thờ , lễ lạy kim thân Ngài.
Những người buôn bán thường đến cúng bái, được Ngài gia hộ nhiều may mắn. Vị quan thâu thuế thay Ngài rất tham lam, bóc lột nhân dân thậm tệ, ai nấy rất oán giận. Do đó, người ta tưởng nhớ đến lòng tốt của Trương Phước Đức thêm nhiều, và miếu thờ của Ngài trở thành Miếu Thờ “Phước Đức Chính Thần”.
*Lại có một truyền thuyết khác, vào đời Thương ,Chu, vị quan thượng đại phu ở triều đình, trong nhà có một tên đày tớ họ Trương tên Minh Đức. Người con gái nhỏ của quan đại phụ nhớ cha, nhờ người đày tớ họ Trương nầy ẳm đi thăm cha. Nhưng trên đường xa, ngày nọ bổng trời đổ tuyết xuống rất nhiều, đứa con gái nhỏ sắp chết cóng, nhưng nhờ họ Trương xả thân lấy hết quần áo ủ ấm cho bé gái thoát chết, còn bản thân anh ta thì bị chết vì lạnh lúc quay trở về nhà.
Khi người nghĩa bộc vừa chết, trên không trung bổng hiện ra tám chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phước Đức Thần”. Mọi người lấy làm kinh dị, cho rằng thiên đình đã phong chức cho người nghĩa bộc họ Trương . Còn vị quan đại phu cảm niệm ơn đức cứu mạng con mình, dã cho xây Miếu Thờ. Đến đời Chu Vũ Vương được người đời tặng là “Hậu Thổ”, cho nên Thổ Địa Công mới có danh hiệu “Phước Đức Chính Thần”.
*Cũng có truyền thuyết nữa là, vua Tần Thủy Hoàng bạo ngược, bắt dân xây dựng Vạn Lý Trường Thành, người chồng của nàng Mạnh Khương tên Hàn Kỷ Lang cũng bị bắt đi làm xâu (sưu), chẳng may bị chết dưới thành. Nàng Mạnh Khương đi tìm xác chồng nhưng không gặp, liền khóc đến nổi lật cả tường thành lên, hiện ra vô số bộ xương người, không có cách nào biết được xương của ai.
Có một lão ông xuất hiện bảo:-“Trích máu của người vợ nhỏ vào xương, nếu xương nào hút máu cực nhanh, thì đó là xương của chồng. Nếu tìm được xương của chồng cô rồi, tôi nguyện làm người giữ mộ”. Nàng Mạnh Khương nghe theo, quả nhiên nhận ra hài cốt của chồng, cùng ông lão đem chôn cất. ông giữ lời hứa, ở mãi nơi đó giữ mộ đến cuối đời. Từ đó có truyền thuyết về “hậu thổ” là vì thế.
*Trong sách “Lễ Ký—Giao Đặc Tính” có ghi:- “Người gia chủ là “trung lựu” , tức là người đứng đầu của “xã” (làng)” (Thần Trung Lựu tức là Thổ Thần).
*Sách “Lã Thị Xuân Thu—Mạnh Đông Ký” chép:- “Nầy là tháng tốt, từ công xã đến xóm ấp, hưởng “ngũ kỷ” của tổ tiên” (Ngũ kỷ gồm:- Mộc là thần Câu Mang, cúng để giữ nhà, Hỏa là thần Chúc Dung, cúng để giữ bếp, Thổ là Hậu Thổ, cúng thần Trung Lựu (hậu thổ tức là “xã”), Kim là thần Nhục Thu, cúng để giữ cửa, Thủy là thần Huyền Minh, cúng để giữ giếng).
*Sách “Bạch Hổ Đạo Nghĩa” nói rằng:- “Ngày xưa, từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng được phong đất để lập ra “xã”, lấy phước của người ấy mà báo công. Người mà không đất thì không thể lập ra “xã”, không có ngũ cốc thì chẳng có cái để ăn, cho nên phong đất lập “xã” ắt phải có Thổ Địa vậy” Hoặc :-“Xã tức là Thần Thổ Địa vậy”, Hậu thổ của người gọi là “Xã Thần” hay “Thổ Thần”.
*Trong “Thần Dị Điển—Xã Tắc chi thần Tổng bộ luận” có nói:- “Bậc tiên nho cúng tế Thần Ngũ Thổ tại mỗi “xã”. Ngũ Thổ là:- một là rừng núi, hai là sông ngòi, ba là gò đống, bốn là sình lầy, năm là đồng bằng. Đời nhà Minh gọi “xã” tức bây giờ gọi Thổ Địa. Phàm ở chỗ có đất, người mới nương tựa được, nên phải cúng đất”.
Cho nên, bất cứ nơi nào cũng phải có “Xã Thần”, bởi vì dù lớn như một nước, nhỏ như một địa phương, nếu chẳng luận đến tôn ti trật tự thì không thể tồn tại được”. Lại nói thêm :- “Đầu ruộng đuôi ruộng đều là của Thổ Địa Công” để thể hiện sự tôn kính đối với thần xã. Thưở ban sơ, vị nào đến một nơi hoang vu để khai phá, cũng hết sức vất vả khổ sở và chịu nhiều hiểm nguy mới biến thành đất bằng, tạo nên làng xã. Những vị nầy rất xứng đáng được người sau tôn thờ làm Thổ Địa Công lắm vậy !
*Sách Hiếu Kinh Vĩ nói:- “Thần xã tức là sao Khuê của đất đai. Đất đai ngày nay được rộng lớn chẳng thể không kính trọng người có công khai phá, vì thế phong Thổ Địa làm Thần Xã , là cách tưởng nhớ công ơn người trước vậy”.
*Sách “Xuân Thu Tả Truyện” viết:-“Thần Cộng Công có người con trai tên Câu Long, giúp Chuyên Húc an định chín vùng đất, nên thành ra Hậu Thổ, lại phong làm Thượng Công, khi cúng tế thì gọi là Thần Xã”.
*Sách “Lễ Ký—Vương Chế” có viết:- “Cúng tế cho “xã” của vua làm cỗ lớn, cúng tế “xã” của chư hầu làm cỗ nhỏ.” Lại nói:- “Vua hợp nhiều người lại làm “Xã”. Xã là Hậu Thổ, để cho dân thờ cúng”. Vậy nói Hậu Thổ tức là nói vị thần của “Xã” vậy.
*THỔ ĐIA CÔNG là thần thủ hộ của một địa phương làng xã, quản lý hết đất đai của mọi người mọi nhà. Nên tục ngữ nói “Trang đầu trang vĩ Thổ Địa Công” (đầu xóm cuối xóm cũng là đất của Thổ Địa). Vì thế, nơi nào cũng phải thờ kính, người người đều phải cúng. Từ người buôn bán đến nông dân…ai cũng hết sức thành tâm cúng tế Ngài.
Thổ Địa Công đã từ “thần đất” chuyển hóa thành “thần người”, biểu lộ tinh thần “Trời người hợp một” của người Hồng Kông, thành ra quan niệm có tính cách “đa thần”, dung hợp được chủ thể và khách thể một cách hài hòa.
Ngày nay, tuy xã hội đã có nhiều tiến bộ về khoa học, nhưng niềm tin về Thổ Địa Công vẫn không mất. Từ những nhà hàng lớn, hảng xưởng, công ty, tiệm quán đến từng nhà mọi người… đâu đâu cũng thấy có sự hiện diện của Thổ Địa Công. Bởi vì Ngài là Phước Thần, Tài Thần mang lại sự phồn vinh giàu có cho mọi người, niềm tin về Ngài có lẽ mãi mãi không bao giờ mất.
*Hàng năm vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch (Xuân Kì) và ngày rằm tháng tám (Thu Kì) . chúng ta nên cúng tế Thổ Địa Công để cảm tạ ân đức của Ngài.
*Ngày vía chính thức của Phước Đức Chính Thần là ngày mùng hai tháng hai âm lịch.
Nguồn: Tổng Hợp
Những Bài Nên Xem Khác
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
TH Độc Ngọc | TH Phỉ Thúy | TH Trang Sức | TH Tài Lộc | TH Bắc Kinh |
Cóc Tân Cương | Cóc Tây Tạng | Cóc Tài Lộc | Cầu Đá Quý | Cây Tài Lộc |
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Xin chia sẻ cùng mọi người bài kinh:” Phước Đức Chính Thần Kim Kinh”. Tụng Kinh này sẽ thêm nhiều phước thọ. Bản thân tôi đã cảm nhận được nhiều sự linh diệu may mắn khi tụng Kinh của Ngài.
PHƯỚC ĐỨC CHÁNH THẦN KIM KINH
PHƯỚC THẦN CHÚ
Phụng thỉnh phước thần chú
Trời pháp vân thanh tịnh
Tâm tổn hại không làm
Cầu khẩn được bình an
Người nào siêng tụng đọc
Từng khắc tấu lên trời
Kinh vàng này phước đức
Nếu tụng được cao thăng
Gấp gấp thi hành ngay
TỊNH TÂM THẦN CHÚ
Chí tâm quy mạng lễ
Chăm chăm hôm sớm làm
Chánh tâm thành ý niệm
Cao thinh cùng tụng đọc
Tam tai bát nạn thảy tiêu trừ
Thân chánh không tà không vọng sợ
Sớm hôm tu hành,
Ba canh tụng đọc
Tâm hương từng trận ngát đường mây
Chư tôn Bồ Tát Ma – Ha- Tát
Ma- Ha- Bát- Nhã- Ba – La – Mật
MINH KINH CHÚ
Một quyển kinh sáng này
Giáng tạo không từ khó
Người nào siêng tụng đọc
Hay khỏi lửa đao binh
Thần linh luôn cảm ứng
Muôn kiếp thảy lìa thân
Nếu vì cha mẹ tụng
Cha mẹ hưởng thọ trường
Nếu vì người chết tụng
Người chết được cao thăng
Ngày tụng năm ba biến
Đêm niệm trăm ngàn tiếng
Chư Thần thảy mừng vui
Phước thọ cho người lành
Gấp gấp thi hành ngay.
THÔNG THẦN CHÚ
Chí tâm quy mạng lễ
Nương chủ tu nhân
Từ bi cứu khổ
Bát nạn tam tai
Khá hay lánh trừ
Nước lửa ôn dịch
Cầu xin hộ trì
Chơn linh giáng hạ
Mưa pháp thí khắp
Chúng sanh siêng niệm
Việc thiện gắng làm
Thần quang soi sáng
Chứa thiện thừa vui
Xe lớn đài tâm
Không riêng không lệch
Chơn nhân tầm đạo
Rộng phát từ bi
Đại hỉ đại xả
Đại Thánh Đại từ
Có tội liền cứu
Có lỗi liền trừ
Xá tội tiêu khiên
Thức tỉnh si mê
Phụng thỉnh chủ cứu
Chơn quân Đại địa
Gấp gấp thi hành ngay.
LỜI RĂN QUÝ BÁU CỦA CHÁNH THẦN ĐÀNG CHỦ PHƯỚC ĐỨC
Chí tâm quy mạng lễ
Lúa thóc một phương
Phước Thần chăm họ
Giữ lòng trung chánh
Giúp nước hộ dân
Thừa mệnh Thiên Tử
Trấn giữ một phương
Muôn dân chiêm ngưỡng
Quan chức Công Tào
Lòng son chấp chưởng
Tấu lên trời cao
Nghĩa suốt cửu thiên
Thiện ác ứng rõ ràng
Linh nghiệm khắp ba cõi
Công tội xem xét công minh
Củng cố thành trì
Giữ yên xã tắc
Tận trung tận hiếu
Chí hiển chí linh
Hộ nước giúp dân
Đại hỷ Đại xả
Phước Đức Chánh Thần
Hoàng Ân phong tặng
Thổ Cốc Tôn Thần
Ngọc Đế sắc ban
Chủ Đàn chấn cung
Thổ Địa Minh Vương
Phước Đức Chánh Thần
PHƯỚC ĐỨC CHÁNH THẦN GIÁNG TẠO KINH
Kính tụng kinh Phước Thần Đại Thừa
Kinh văn một xem kỹ biết khắp
Thức tỉnh ngu si hành quả thiện
Tên ghi sách đỏ tiếng thơm truyền
Kinh thừa giáng tạo nào nói phiếm
Thích hợp như theo bệnh cho thuốc
Sớm chuông, chiều trống ngày ngày vang
Chúng dân chí thành tụng Kinh chương
Một nén hương thơm thấu Trời cao
Thấu Trời cao
Phước có chỗ về
Cho không cùng
Bảo huấn chơn thật của Thần Thánh
Tiếng thơm truyền mãi cùng Trời Đất
Chúng dân phụng hành Thần ta vui
Ô uế không thể lại vời họa
Thiện ác vô môn người tự chiêu
Thân chánh ý thành được lành tốt
Thiên tôn Đạo nhân giáng tạo kinh
Tu đức tăng nhân dựng Đạo tràng
Giữ vững trai giới tụng Kinh chương
Thành tâm kính Phật công đức lớn
Cửa nhà rạng rỡ thêm kiết tường
Tay cầm não bạt khua leng keng
Rượu thịt uống ăn Đạo tràng lập
Phật kinh ô uế đáng tiếc thay!
Cầu Thần thọ phước lại tai ương
Phàm dân nghiêm túc nên cẩn thận
Chớ để ô uế một quyển Kinh
Lời Phật ý Thánh sâu thăm thẳm
Áo mũ chỉnh tề cao tiếng đọc
Ta nay lâm phàm nói cùng ngươi
Chớ nên giết hại để cầu Thần
Nếu như thật tâm thành ý tụng
Rau dưa quả phẩm thảy đều nên
Nghèo khổ sang giàu đều do mạng
Thủ thường an phận chớ cưỡng cầu
Chưa từng xuống được giống mùa xuân
Tay trắng núi hoang mong gặt hái
Thiết trai diên ân cần cúng Phật
Trước điện tiền Như Lai khải giáo
Thức tỉnh người ngu chốn thế gian
Ai nấy siêng tu gieo ruộng phước
Thí xả mảy may ân cảm khắp
Giọt nước thêm sông chứa thiện nhiều
Không tin hãy xem Lương Vũ Đế
Thí một nón quản cả núi sông
Ngọc Đế bảo ta đến chốn này
Thuyết một hội răn dè dân ngu
Nói một thiên trở về nguồn cội
Quần sanh dốc chí làm hiền lương
Hiếu- Đễ- Trung- Tín là gốc nhân
Lễ- Nghĩa- Liêm- Sỉ ấy cội người
Tôn trọng Kinh điển cung kính tụng
Thần Trời Phật Pháp bốn biển rạng
Kiếp mạt tuổi Trời nhiều
Cho ta tạo Kinh chương
Rộng truyền thiên hạ tụng
Người tụng được bình an
Tụng đọc được ngàn biến
Già trẻ thảy an khang
Tụng đọc được vạn biến
Cháu con đều hưng vượng
Tu hành phước vô biên
Lập được công đức lớn
Kết duyên Tiên
Độ thuyền Từ
Cửu Huyền Thất Tổ tiếng thơm truyền
Nếu vì người mất niệm
Người mất được triêm ân
Nếu vì người điếc niệm
Người điếc lại được nghe
Nếu vì người câm niệm
Người câm thấm Thiên Ân
Bao hàm muôn vật thành hỗn độn
Cam Lộ kết thực ẩn bên trong
Hết thảy hôn mê ta thức tỉnh
Nhân quả thành toàn chốn Thiên Đường
Phước Thần tạo Văn Kinh
Vui tặng chúng dân ngâm
Kính tặng Phước Thần tán
Rộng cứu lũ phàm dân
Ngọc Đế khiến ta tạo
Lưu truyền văn cứu thế
Phụng Ngọc chỉ truyền khắp thế gian
Chớ khinh thường Kinh Phước Thần ta
Chức vụ tuy nhỏ phước đức to
Hay che chở suốt đời hưng vượng
Từ khai Thiên lập Địa đến nay
Chưa có Kinh ta truyền
Mỗi một Kinh văn có người tụng
Chính là truyền Kinh Phước Thần ta
Thương thay dân làng
Thương thay dân làng
Cày ruộng cuốc đất cầu Thần ta
Một năm bốn mùa đều hiếu kính
Kính ta hà tất giết sinh linh
Hết thảy sinh linh đều có mạng
Sao lại bắt giết cắt cổ kia
Nghiêm trang chí thành cung kính dâng
Muông sinh bày ra trước
Đầu gà đối mặt Phước Thần ta
Mỏ gà kêu vang đòi siêu thăng
Hai chân quỳ bày nơi bốn góc
Máu huyết vương khắp cổ tim chân
Rút ruột ra bó buộc khắp thân
Trang nghiêm chơn thật kính Phước Thần
Trang nghiêm thành ý đến nương tựa
Lại chuốc lấy tội nào phải nhỏ
Chỉ biết vị thịt thỏa miệng bụng
Không biết súc sanh nhân ấy đến
Cầm dao cướp lấy mạng sống kia
Lóc thịt ăn thây bỏ xương lông
Các ngươi ăn thịt Thần ta chịu
Đừng nghĩ tạo phước thân ngươi tội
Lời thật Phước Thần nói cùng ngươi
Mau mau tỉnh ngộ sửa nhân trước
Nhân trước nếu ngươi không hối sửa
Oan oan tương báo lúc nào dừng
Lục súc tứ sanh đều có mạng
Nhớ kỹ buông đao liền khỏi tội
Nếu bất cẩn giết hại muông sinh
Dương gian một khi bỏ thân người
Phước Thần ta nói ngươi không tin
Hãy xem kinh Nhân Quả Báo Ứng
Tứ sanh lục súc từ đâu có
Đều kẻ đời trước tạo ác nhân
Nhân xấu ác nếu không tỉnh ngộ
Đọa vào súc sanh trả nợ người
Nếu là chúng sanh như ta thương
Buông đao bỏ giết khỏi tội hình
Đốt hương phụng thỉnh ta linh ứng
Sao nỡ giết hại mạng chúng sanh
Muông sinh nếu ngươi không giết hại
Tồn tâm ấy là người nhân đức
Các con theo lời ta
Chắc chắn trăm việc thịnh
Cày ruộng tụng Kinh ta
Giàu có ngàn kho thóc
Học trò tụng Kinh ta
Quan lộc tất cao thăng
Thợ thuyền tụng Kinh ta
Tiền bạc vào không dứt
Lấy vợ mua ruộng đất
Mừng vui sanh con quý
Khách buôn mang Kinh ta
Ngày bán được ngàn vàng
Hành nhân mang Kinh ta
Vạn nẻo đường bình an
Mưu sinh mang Kinh ta
Muôn sự thảy đều thành
Không vợ tụng Kinh ta
Lấy được người hiền đẹp
Nữ nhân tụng Kinh ta
Gặp người lang quân tốt
Song trúc cành cành tươi
Triều ca năm con chiếm bảng vàng
Mỗi ngay sớm mai niệm năm biến
Thù thắng hơn vạn Kinh
Một đời khỏi nạn tai
Bốn mùa được hưng vượng
Người có tâm thành kính
Cẩn thận chớ giết hại
Mùa Xuân tụng Kinh ta
Phước Đức chứng minh cho
Rau dưa thành kính dâng
Thanh khiết là chơn thật
Mùa Hạ tụng Kinh ta
Phước Đức chứng minh cho
Quả phẩm hương vàng lạy
Tiêu tai cảnh vận mới
Mùa Thu tụng Kinh ta
Phước Đức chứng minh cho
Quả phẩm đến cầu giúp
Sao không được Thần thông
Mùa Đông tụng Kinh ta
Phước Đức chứng minh cho
Thường chứa nhiều rau sạch
Chớ bày việc sát sanh
Mạng sáu đường bốn loài
Luân hồi thọ khổ đau
Ta khuyên người thế gian
Giới sát thêm phóng sanh
Từ Kinh vàng của ta
Thần quản lương Phước Đức
Trong cửa Tam Bảo phước khéo tu
Một lời hỷ xả muôn lời tính
Kho bền chặt gởi vào cho bạn
Đời đời kiếp kiếp Phước không cùng
Vì người làm thiện nên tích đức
Gia môn tự nhiên đắc công khanh
Nam Mô Xuân Chánh Phước Đức
Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần)
Nhân gì đêm nay đến loan điện
Khai ân tạo Kinh này
Khuyên người truyền Kinh giới
Thức tỉnh thoát mê tân
Công tròn siêu pháp giới
Địa ngục mãi lìa thân
Gió bão mang Kinh ta
Phong ba liền lặng yên
Ngũ ôn mang Kinh ta
Độc hại chẳng đến thân
Ngũ dịch mang Kinh ta
Nạn khổ trọn chẳng lo
Đức lớn kính Vua ta
Thần quản lương công chính
Cửa nhà thờ Kinh ta
Mừng thọ chúc tuổi cao
Gia xứ tụng Kinh ta
Học hành thi cử tốt
Trong nhà có Kinh ta
Nông dân lúa ngàn kho
Nhà nào niệm Kinh ta
Việc làm trăm nghề khéo
Môn hộ đọc Kinh ta
Buôn bán kho báu tràn
Người nào siêng tụng niệm
Tai ương mãi lìa thân
Cầu phước sao in tặng
Mau mau đổi đường đi
Hoặc thêm phước cùng thọ
Hoặc che chở cháu con
Cầu phước như biển Đông
Cầu thọ tợ tùng sanh
Cầu tài thêm lợi ích
Cầu con quý song song
Người nào tuân giới ta
Tên họ thấu Trời cao
Gắng làm lành được thưởng
Trùng trùng chuyện mừng vui
Nương Vua tạo Kinh vàng
Kinh vàng là Kinh vàng
Mệnh Vua xuống phàm trần
Mở điện cứu kiếp nạn
Cứu giúp người thiện tâm
Người lành như vui thích
Tạo tội ác vào thân
Có người tụng Kinh này
Mỗi mỗi được bình yên
Thành tâm làm việc thiện
Tụng đọc vui Thần ta
Cảm động Trời xanh báo
Hay xa lánh Địa ngục
Ngọc Đế ban chỉ dụ
Theo đó cứu lương dân
Nam nữ dương gian nhiều quả thiện
Chăm niệm thấu Thiên Đình
Một nén hương thơm đều khá tụng
Nếu tụng được an thân
Có người tụng Kinh này
Đời đời kiếp kiếp nhãn quang sáng
Không người tụng Kinh này
Kiếp mạt đã kề thân
Nước lửa đao binh khó vượt qua
Thần ta phán ngươi khổ thân phàm
Thân phàm tu được chuyển thân người
Tu trở về Thiên giới
Pháp lực vô biên tạo Kinh này
Chuyên tâm thường tụng Kinh điển ta
Cực lạc nơi Thiên Đình
Trước Phật tỏ bày nguyện ba sinh
Cõi thế khó tường tâm thiện ác
Ngộ rồi Phật Pháp lẽ vô sanh
Hiếu đức làm nền gốc chí thành
Tôn giáo dạy người tu quả thiện
Âm dương họa phúc tự nghiêm minh
Muôn ác đâu chẳng do tham khởi
Ác tạo rồi sao khỏi lụy thân
ẤN TỐNG KINH PHẬT LỢI ÍCH LỚN
Hạnh in kinh công đức thù thắng
Nguyện Kinh vàng này truyền bá rộng
Mong sao chúng sanh thảy vâng làm
Tiêu tai tiêu nghiệp thêm của cải
HỒI HƯỚNG
Phước Đức Chánh Thần khuyên chúng dân
Từ bi giáo hóa cứu phàm trần
Tiêu tai tiêu nạn đời an lạc
Thêm phước thêm thọ Phước Đức vương.