Mâm ngũ quả cho ngày tết và ngày cưới theo phong thủy Việt Nam
Thái ất Tử vi 2024 Giáp Thìn cho 12 con Giáp theo tuổi & giới tính !!!
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà
Định nghĩa về Mâm Ngũ Quả
Mâm ngũ quả là một mâm có chừng năm thứ trái cây khác nhau (hoặc có thể hơn, giải thích bên dưới), thường dùng trong ngày Tết Nguyên Đán, ngày cưới của người Việt. Mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ tổ tiên ông bà hoặc trên bàn tiếp khách, mang ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên, thể hiện thành quả làm việc của một năm…
Đặc biệt trong Mâm Quả ngày cưới, nhà trai sẽ mang những lễ vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới lúc này sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.
Mâm Ngũ Quả có những gì?
Theo Phong Thủy: mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên.
+ Nải chuối: có màu xanh tượng trưng Đông phương,
+ Quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương,
+ Quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương,
+ Quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương
+ Một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Ý nghĩa các loại quả trong Mâm Ngũ Quả
Đối với người Miền Bắc :
Mâm ngũ quả bao giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người.
Ngoài ra còn có :
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.
Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.
Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Nhìn chung, người Miền Bắc cho rằng hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.
Đối với người Miền Nam :
Vì cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.. là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay: mâm ngũ quả đượcthay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.
Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
Những Bài Nên Xem Khác
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
TH Độc Ngọc | TH Phỉ Thúy | TH Trang Sức | TH Tài Lộc | TH Bắc Kinh |
Cóc Tân Cương | Cóc Tây Tạng | Cóc Tài Lộc | Cầu Đá Quý | Cây Tài Lộc |
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Cháu chào chú!
Cháu sinh năm 84, vợ sinh năm 1985. Hai vợ chồng cháu mới mua được căn nhà nhưng hướng bắc, không hợp ạ.
Chú cho cháu hỏi bàn thờ ông bà cháu nên quay về hướng nào vì cháu còn bố sinh năm 1942.
Cháu xin chân thành cám ơn chú !
chào chú:
Cháu sinh năm 1976 cháu đang mướn nhà hướng bắc chú gúp cháu chon hướng đặt ban thờ ông bà và ban thờ ông địa hướng nào thì phù hợp bếp nấu ăn đặt ở hướng đông có được không ạ
cháu cảm ơn chú nhiều
ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.
Cho cháu hỏi trang thờ của người miền nam thờ ai?
Chào chú Thắng, cho cháu hỏi: cháu sinh năm 1978, chồng sinh năm 1974, nhà hướng Đông Nam, vậy cháu đặt bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà nhìn ra hướng Đông Nam có tốt ko? Hay chau phải đặt ở hướng nào khác?
Cháu chào chú!
Chú cho con hỏi về cách sắp đặt bàn thờ ông bà .
Bài vị bên nội nằm bên phải(mà trong nhìn ra hay ngoài nhìn vào)vậy chú!
Tôi sinh năm 1968,Nhà Tôi đang ở hướng nam, cửa phụ bên trái, cưẢ chính bên phải (nhìn từ trong nhà ra. Bàn thờ Phật (Quan Thế ân Bồ Tát) đặt chính giữa cửa chính trên tầng 2 (hướng nam, bên phải có đặt bàn thờ ông bà (thấp hơn bàn thờ Phật.
Qua tìm hiểu tôi thuộc mệnh Thổ, tây tứ trạch. Thế nên nhà theo hươnga Nam (lục sát) nên tôi rất lo lắng. Kinh mong chuyên gia tư vấn cách hoá giải
Trân trọng cảm ơn !