Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hoà hợp với thiên nhiên. Màu xanh của cây lá xuất hiện trong nhà không chỉ điều hoà vi khí hậu, mang lại vẻ tươi mát mà còn giúp phục hồi sinh khí cho nơi ở. Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng, vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.
Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít có ánh sáng trực tiếp, nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc.
1. Nơi cây định cư: Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà và sở thích của gia chủ để có những vị trí đặt cây xanh nhất định, tuy nhiên xu hướng chung nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí bạn muốn che khuất tầm nhìn.
2. Chọn cây cho phòng: Với người Việt, khi mang cây xanh vào nhà đều có sự cân nhắc về mặt ý nghĩa của chúng. Ở nhưng không gian đối ngoại như tiền sảnh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế.
Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Cần chú ý cây có sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.
3. Những điều nên tránh: Ở những nơi đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít có gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Quân tử hay trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp mềm mại không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển (đây là những cây có tính âm).
4. Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng nên cây trồng chỉ bổ sung thêm tính dương cho không gian mà thôi chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên.
Có thể đặt cây Bonsai, những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.
5. Cây trong bếp: Đối với không gian bếp có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hoá ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…
6. Lá xoè đón nắng: Với không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, bậu cửa sổ bồn hoa thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng bên ngoài. Tuy vậy cần lưu ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.
7. Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà cần lưu ý một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Nên lựa chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường xung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Nguồn: Tổng Hợp
Những Bài Nên Xem Khác
Khám Phá những Vật Phẩm độc đáo, ý nghĩa, giúp bạn may mắn nhiều hơn !
Hệ thống Cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy - VatPhamPhongThuy.com
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, Tp.HCM - Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 1131 Đường 3/2, P.6, Quận 11, Tp.HCM - Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, Tp.HCM - Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
Bình Luận Facebook
bình luận